Thứ hai, 01/07/2024, 14:11 PM

Logistics xanh - Nền tảng phát triển bền vững

(CL&CS) - Phát triển logistics “xanh” là xu hướng tất yếu và là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển bền vững của toàn ngành logistics. Khi các doanh nghiệp ứng dụng logistics xanh trong chiến lược của mình, về lâu dài, sẽ gia tăng được số lượng khách hàng, tăng được nguồn thu và cắt giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh.

Kho ngoại quan U&I Logistics.

Kho ngoại quan U&I Logistics.

Tận dụng tiềm năng

Xu hướng hiện nay, các quốc gia đều áp dụng tiêu chuẩn xanh đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Do vậy, với ngành logistics, “xanh hóa” đã trở thành yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất và cung ứng toàn cầu. 

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho biết, trong những năm qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ bình quân từ 14 - 16% một năm, quy mô 40 - 42 tỷ USD/năm. Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng.

Tuy vậy, ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu như chi phí logistics còn cao; thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics và với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy mô và tiềm lực về tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu, việc tiến ra thị trường nước ngoài còn chưa đáng kể…

Theo lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu, hiện nay, Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics. Cụ thể, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi, hạ tầng thương mại, trung tâm logistics không ngừng được mở rộng với quy mô lớn, rộng khắp.

Đặc biệt, thời gian gần đây đã có sự bùng nổ về thương mại điện tử và logistics cho thương mại điện tử. Năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022. Với kết quả đó, Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Những biến đổi về địa chính trị, xã hội, kinh tế, thương mại và đặc biệt là công nghệ là những yếu tố thúc đẩy ngành logistics Việt Nam cải thiện phương thức cung cấp dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Ông Trần Thanh Hải cho rằng, là một trong những ngành then chốt, logistics cần được đầu tư kỹ lưỡng để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. Việc ứng dụng công nghệ trong logistics và thương mại điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích, theo đó tối ưu hiệu quả của các hoạt động của hai ngành này, từ đó góp phần giảm chi phí logistics cho toàn bộ nền kinh tế, hiện thực hóa mục tiêu trọng yếu của bất cứ quốc gia nào, đặc biệt với Việt Nam khi mà chi phí logistics vẫn chiếm tỷ trọng cao.

Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu phát thải carbon, xả thải bao bì gây ô nhiễm môi trường nhờ việc tối ưu lộ trình vận chuyển cũng như quản trị tốt việc giao hàng dựa trên các ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo. Những lợi ích này không chỉ mang lại giá trị cho từng doanh nghiệp dưới góc độ kinh tế và chất lượng dịch vụ mà còn tác động chung đến toàn ngành logistics, thương mại điện tử cũng như nền kinh tế.

Ứng dụng công nghệ để chuyển hướng xanh hóa

Theo đánh giá của Agility năm 2023, Việt Nam nằm trong top 10 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. 

Nhiều doanh nghiệp đã và đang từng bước ứng dụng công nghệ, giảm phát thải, nâng cao hiệu suất. Ông Lê Quang Trung, Phó Tổng giám đốc Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) cho rằng, tình trạng cạnh tranh để có được đơn hàng trong ngành logistics trở nên gay gắt hơn. Ngoài sức ép cạnh tranh về dịch vụ, các tiêu chuẩn mới của quốc tế và trong nước về môi trường và an toàn giao thông, an toàn lao động cũng đặt các doanh nghiệp dịch vụ logistics trước yêu cầu đổi mới. Hiện nhiều doanh nghiệp logistics toàn cầu khi thuê ngoài dịch vụ cũng yêu cầu tiêu chuẩn khí thải đối với các doanh nghiệp logistics thứ ba. Bối cảnh đó đòi hỏi doanh nghiệp logistics phải chủ động đầu tư, chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng “xanh” hóa.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Tổng giám đốc Công ty Vinatech Group cho rằng, ngành hàng về giải pháp kho lưu trữ đang đứng trước những thách thức lớn về việc tối ưu hóa không gian và cải thiện hiệu suất của kho lưu trữ. Trong bối cảnh đó, việc áp dụng công nghệ thông minh vào quản lý kho là xu hướng tất yếu, giúp các doanh nghiệp vượt qua rào cản về diện tích và nâng cao năng suất.

Ông Đinh Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viettel cho biết, mặc dù có nhiều điều kiện để phát triển nhưng các doanh nghiệp logistics Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức: Thứ nhất, vấn đề pháp lý, chính sách và văn bản pháp luật trong ngành logistics chưa được thực hiện một cách chi tiết và đồng nhất, gây ra sự mơ hồ và đôi khi xung đột trong thực thi. Thứ hai, hạ tầng giao thông và logistics, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa đồng bộ, không tạo ra hệ thống vận chuyển đa phương thức cần thiết, dẫn đến hạn chế trong trung chuyển hàng hóa giữa các phương thức vận tải. Thứ ba, hạn chế hoạt động doanh nghiệp logistics, các doanh nghiệp logistics vẫn gặp khó khăn về quy mô hoạt động, vốn đầu tư, nguồn nhân lực, thiếu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, gây ra sự khó khăn trong việc cạnh tranh và cung cấp dịch vụ hiệu quả. Cuối cùng, thiếu nguồn nhân lực chất lượng: đa số lao động trong các doanh nghiệp nội địa chiếm tỷ lệ từ 93 – 95% nhưng thiếu chuyên môn, không được đào tạo bài bản, chủ yếu tham gia ở mức độ các chuỗi cung ứng nhỏ như giao nhận, quản lý kho và xử lý vận đơn…

Tuy còn có những khó khăn song cơ hội khi doanh nghiệp áp dụng tự động hóa logistics rất lớn như: nâng cao hiệu suất làm việc; tiết kiệm nguồn lực tài chính; đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt.

Logistics xanh không chỉ là xu hướng mà còn là trách nhiệm. Do đó, theo bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý Đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam, thúc đẩy phát triển bền vững và chuyển đổi số là xu hướng tất yếu cần được thực hiện trong toàn chuỗi giá trị từ thượng nguồn (vận hành, sản xuất, logistics) đến hạ nguồn chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng hiện đại và thông minh không chỉ là chuyển đổi số. Cần xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển công nghệ rõ ràng, phát triển năng lực nhân viên để thích nghi với sự chuyển đổi, vận hành và duy trì hiệu quả chuỗi cung ứng. “Mục tiêu giảm phát thải cần được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi, đặc biệt trong việc tối ưu hóa các nguồn lực; chuyển đổi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng”, bà Lê Thị Hoài Thương phân tích và cho biết cũng cần có khung chính sách nhất quán, dài hạn, cùng với sự hợp tác của nhiều bên liên quan. Bên cạnh đó, cần sớm có các cơ chế và hướng dẫn cụ thể để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng xanh và phát triển các phương tiện vận tải sử dụng năng lượng xanh tại Việt Nam.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Logistics xanh - Nền tảng phát triển bền vững

Logistics xanh - Nền tảng phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ hai, 01/07/2024, 14:11

(CL&CS) - Phát triển logistics “xanh” là xu hướng tất yếu và là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển bền vững của toàn ngành logistics. Khi các doanh nghiệp ứng dụng logistics xanh trong chiến lược của mình, về lâu dài, sẽ gia tăng được số lượng khách hàng, tăng được nguồn thu và cắt giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh.

Cập nhật tình hình giải ngân vốn đầu tư công của TP. HCM trong nửa đầu năm 2024

Cập nhật tình hình giải ngân vốn đầu tư công của TP. HCM trong nửa đầu năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 01/07/2024, 14:08

Trước đó, mục tiêu TP. HCM đề ra là giải ngân đầu tư công đạt ít nhất 30% vào cuối quý II/2024.

Cây cầu gần 700 tỷ đồng ở Thủ Đức được đẩy tăng tốc sau gần 4 năm 'đắp chiếu'

Cây cầu gần 700 tỷ đồng ở Thủ Đức được đẩy tăng tốc sau gần 4 năm 'đắp chiếu'

sự kiện🞄Thứ hai, 01/07/2024, 13:45

Cầu Tăng Long bắc qua rạch Trau Trảu thuộc TP. Thủ Đức hiện đang được tái khởi động để "về đích" vào năm 2025.