Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 08/08/2015, 09:59 AM

Loạn thu phí tại bến xe: “Bôi trơn” để không bị gây khó dễ

Phải đưa tiền cho bảo vệ gác cổng ra vào bến, hoặc nộp thêm tiền ngoài quy định đã thành luật bất thành văn đối với các xe tải, xe khách nếu không muốn bị “làm khó”.

 

4e

Nhân viên bảo vệ tại khu vực barie bến xe phía Nam TP Huế nhận tiền từ tài xế ( Ảnh cắt từ clip)

Đương nhiên số tiền này hoàn toàn không được xuất biên lai.

Nhiều ngày trực tiếp có mặt tại khu vực cổng Bến xe phía Nam TP Huế, PV Báo Giao thông ghi nhận hiện tượng phần lớn lái, phụ xe mỗi khi ra khỏi bến đều được nhân viên bảo vệ trực gác “hỏi thăm”, mặc dù cần barie tại cổng bến ít khi được kéo xuống.

“Đã thành cái lệ rồi!”

“Thành cái lệ rồi, hầu hết các xe ra bến đều đưa 20 nghìn đồng cho bảo vệ. Cái này cổng bến “ăn” thôi, vì họ lấy tiền nhưng không ghi biên lai chi cả”, một nhà xe (đề nghị giấu tên) tuyến Huế - Đà Nẵng cho biết. Theo nhà xe này, xe chạy tuyến Huế - Đà Nẵng mỗi lần đóng phí ra vào bến chừng 73 nghìn- 80 nghìn đồng. Tuy nhiên, khi ra khỏi cổng, nhiều nhà xe vẫn phải “tự nguyện” đóng cho bảo vệ thêm 20 nghìn đồng trước khi xe lăn bánh qua khỏi khu vực barie. Chủ xe này lý giải: “Tôi mới làm xe, nhiều đồng nghiệp khuyên nên bồi dưỡng cho bảo vệ để không bị làm khó dễ. Xe Huế - Đà Nẵng nào ra trước cổng bến cũng chạy “rùa bò” từ khu vực cây xăng ra QL1 (đường An Dương Vương). Nếu không có phí “bồi dưỡng” này, bảo vệ sẽ gây khó dễ khi bắt khách trước cây xăng”.

Theo phản ánh của một số nhà xe, số tiền “bồi dưỡng” nhân viên cổng bến lúc đầu chỉ 5 nghìn đồng/xe, về sau nâng lên 10 nghìn đồng rồi ở mức 20 nghìn đồng/ xe như hiện nay. Tuy nhiên, đây không phải là phí bắt buộc, và tùy thuộc vào tinh thần “tự giác” chấp hành “luật bất thành văn” này. Có những xe không có tuyến tại Bến xe phía Nam TP Huế, khi vào trả khách tại bến phải đóng vài chục ngàn tiền phí vào bến nhưng nhiều khi không có hóa đơn. Nhiều nhà xe phản ánh có tình trạng khi làm lệnh, đóng lệ phí xuất bến, các xe đều phải “biết điều” đưa dôi dư so với số tiền hóa đơn. Ví dụ, hóa đơn thu 350 nghìn đồng, nhà xe đưa chừng trên dưới 400 nghìn đồng cho nhân viên làm lệnh. Số tiền dư không được trả lại và đương nhiên nhà xe “tế nhị không thắc mắc”…“. Lệ bây giờ là vậy rồi, bến nào cũng vậy chứ không phải riêng gì bến Huế đâu”, nhà xe này nói, đồng thời cho biết, điều bất cập hiện nay là tại không ít bến xe, mặc dù phí dịch vụ xe ô tô ra vào bến trong đó đã bao gồm cả giường/ghế. Ví dụ, như xe 40 giường là họ tính tiền % của giường trong đó luôn rồi, kể cả có vé hay không có vé đều phải chia tiền % này.

Sẽ kiểm tra, chấn chỉnh

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Xuân Sơn, PGĐ Công ty TNHH MTV Quản lý Bến xe Thừa Thiên - Huế xác nhận, việc thu phí dịch vụ xe ra vào bến được thực hiện theo Quyết định 78/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh đã phê duyệt. Giữa bến và các đơn vị vận tải ký kết các hợp đồng liên quan. Tất cả mọi khoản thu phí đều phải có hóa đơn chứng từ... Theo đó, giá dịch vụ xe ô tô ra, vào bến được quy định cho từng loại xe. Trong đó, tuyến nội tỉnh dưới 50 km là 1.200 đồng/ghế/xe; tuyến nội tỉnh từ 50 km đến dưới 100 km là 2 nghìn đồng/ghế/xe; tuyến có cự ly từ 100 đến dưới 150 km là 2.500 đồng/ghế/xe; tuyến có cự ly từ 150 đến dưới 200 km là 3 nghìn đồng/ghế/xe; tuyến có cự ly từ 200 đến dưới 400 km là 4 nghìn đồng/ghế/xe; tuyến có cự ly từ 400 đến dưới 650 km là 5 nghìn đồng/ghế/xe...

Về phí “bồi dưỡng” cho bảo vệ bến, ông Sơn cho hay đến nay bến xe chưa nhận được phản ánh nào của nhà xe liên quan đến hiện tượng này. “Bến sẽ tiến hành kiểm tra và chấn chỉnh ngay nếu phát hiện sai phạm”, ông Sơn cho biết. Trong khi đó, một nhà xe chạy tuyến Tây Nguyên có đầu bến tại Bến xe phía Nam TP Huế lại cho rằng: “Cái đó là “tự nguyện”, đưa 20 nghìn đồng để bảo vệ “hỗ trợ”. Số tiền không lớn, “lệ” chung nên các xe không phản ứng. Được cái là an ninh ở bến xe Huế tốt hơn ở những nơi khác và phí dịch vụ xe ra vào bến ở Bến xe phía Nam TP Huế cũng rẻ hơn so với nhiều nơi khác”.

Lách phí bến bãi,xe dù ung dung hoạt động

Trong khi các đơn vị vận tải hoạt động trong Bến xe phía Nam TP Huế phải đóng các khoản phí theo quy định, hàng loạt “xe dù”, xe tour trá hình, xe hợp đồng… trên địa bàn “ung dung” hoạt động, lách phí bến bãi gây thất thu cho Nhà nước và làm méo mó trật tự vận tải hành khách. Chiều 29/7, trong vai hành khách, PV gọi đến nhà xe Camel từ TP Huế đi Hà Nội và được hướng dẫn mua vé 250 nghìn đồng, có hóa đơn VAT. Trước đó, PV Báo Giao thông ghi nhận nhiều xe khách của hãng này đậu đỗ qua đêm tại sân Nhà thi đấu Thể thao ngay tại trung tâm TP Huế. Ông Võ Văn Tươi, PGĐ Sở GTVT Thừa Thiên - Huế cũng cho biết, các xe “opentour”, “xe hợp đồng” trá hình thực chất là xe dù, ngành chức năng không thu được một khoản phí bến bãi nào. Còn theo ông Phạm Xuân Sơn, PGĐ Công ty TNHH MTV Quản lý bến xe Thừa Thiên - Huế, các xe trong bến rất búc xúc trước tình trạng này.

Duy Lợi

Tin tức mới nhất về Xã hội mời bạn đọc xem thêm tại đây.

Theo Báo giao thông

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.