Dữ liệu cũ
Thứ năm, 27/10/2016, 15:26 PM

Loại muỗi này là kẻ thù của Zika và sốt xuất huyết

(NTD) - Muỗi ở hai khu vực rộng lớn của Brazil và Colombia sẽ bị lây nhiễm vi khuẩn Wolbachia trong năm tới, chương trình này được thực hiện để kiểm tra mức độ lây lan của virus Zika.

Đây là kế hoạch đầy tham vọng của chính phủ Mỹ, Brazil và Anh, được tài trợ bởi hai quỹ từ thiện Wellcome Trus và Bill and Melinda Gates. Chương trình dự kiến sẽ tiêu tốn 18 triệu USD (tương đương 14.7 triệu bảng) với sự hỗ trợ từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Wolbachia là vi khuẩn nội bào, sống trong tế bào côn trùng và truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo thông qua trứng của côn trùng. Wolbachia được tìm thấy tự nhiên trong khoảng hơn 60% các loài côn trùng sống xung quanh con người, bao gồm cả những loài muỗi thường hay đốt người. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Monash của Úc đã làm việc trong nhiều thập kỷ qua để cấy Wolbachia vào các loài muỗi mang bệnh sốt xuất huyết.

tieudietzikajpg
Nghiên cứu thử nghiệm muỗi "tiêu diệt" virus Zika

Chủng muỗi Aedes aegypti mang trong mình 2 chủng vi khuẩn là Wolbachia, có khả năng hạn chế sự lây lan của các virus gây bệnh sốt chikungunya, sốt xuất huyết và sốt vàng da cho con người. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng hạn chế sự tái tạo các chủng virus bên trong cơ thể muỗi, thông qua việc tiêm vào cơ thể chúng một chủng của vi khuẩn Wolbachia có tên là wMel, có nguồn gốc từ ruồi giấm. Chủng vi khuẩn Wolbachia thứ hai là wAlbB có đặc tính phát triển với mật độ tương đối cao trong những con muỗi bị nhiễm khuẩn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

Một chủng vi khuẩn Wolbachia nữa đang được phát triển nhằm ức chế sự tái tạo của virus mạnh mẽ hơn và khiến các con muỗi bị nhiễm bệnh yếu ớt, không thể truyền nhiễm bệnh.

4000
Chủng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia

Sau những thử nghiệp thành công ở Úc, Indonesia, Việt Nam và một vài dự án nhỏ tại Brazil, Colombia, trong năm 2017, muỗi nhiễm Wolbachia sẽ tiếp tục được thử nghiệm tại thủ đô Rio de Janeiro, Brasil và bang Antioquia, Colombia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng những mô hình thí điểm này sẽ cung cấp số liệu ở các nước bị ảnh hưởng bởi virus Zika.

Tất nhiên, còn quá sớm để kết luận muỗi nhiễm Wolbachia là câu trả lời cho dịch bệnh Zika và bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, Wolbachia đã được tìm thấy trong 60% các loại côn trùng, chứng tỏ chúng ta đều bị cắn bởi côn trùng nhiễm Wolbachia. Muỗi Aedes aegyti được tìm thấy trên khắp thế giới, từ Châu Á, Châu Phi đến phía nam Hoa Kỳ. Các nhà khoa học có quyền hy vọng trong thời gian tới, loại muỗi này sẽ giúp loài người chống lại những dịch bệnh nguy hiểm.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Cảnh báo

                                                                                                                                                    Lã Kim Tiến

 Nên đọc

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.