Thứ ba, 05/03/2024, 23:15 PM

Loài cây trổ ra vàng theo đúng nghĩa đen, có thể dùng để tìm kiếm mỏ vàng

Loài cây này có khả năng hấp thụ hạt vàng nhỏ dưới lòng đất và phát tán vào cành và lá cây.

Năm 2013, các nhà khoa học từ Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) ở Australia đã phát hiện ra việc các cây bạch đàn trong nội địa nước này đang hấp thụ các hạt vàng nhỏ dưới lòng đất và phát tán nó vào các cành và lá cây.

Cây bạch đàn có khả năng vận chuyển đến lá các hạt vàng cực nhỏ từ các mỏ sâu nhờ vào bộ rễ dài đến khó tin của chúng

Cây bạch đàn có khả năng vận chuyển đến lá các hạt vàng cực nhỏ từ các mỏ sâu nhờ vào bộ rễ dài đến khó tin của chúng

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications, rễ của cây bạch đàn có thể ăn sâu 40m vào lòng đất để tìm kiếm nguồn nước. Loại cây này có khả năng vận chuyển đến lá các hạt vàng cực nhỏ từ các mỏ sâu nhờ vào bộ rễ dài đến khó tin của chúng.

Trước đó, người ta cho rằng vàng trong lá cây bạch đàn là do ô nhiễm bề mặt chứ không phải vàng được hấp thụ từ môi trường. Tuy nhiên, nghiên cứu trên đã phát hiện vàng xuất hiện từ rễ đến lá.

Nghiên cứu trên đã phát hiện vàng xuất hiện từ rễ đến lá của cây bạch đàn

Nghiên cứu trên đã phát hiện vàng xuất hiện từ rễ đến lá của cây bạch đàn

Các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm đến khu Freddo Gold Prospect ở phía bắc thành phố Kalgoorlie (Tây Australia) để kiểm chứng. Bên trên mỏ vàng nằm sâu trong lòng đất là những cây bạch đàn lớn. Nhóm phát hiện lá, cành cây và vỏ cây chứa hàm lượng Au (ký hiệu hóa học của vàng) cao đáng kể.

Sau phát hiện này, các nhà nghiên cứu lại làm thêm một thí nghiệm trong nhà kính. Họ trồng cây con trong chậu cát có pha vàng. Kết quả, kính hiển vi điện tử cũng tìm thấy các hạt Au trong lá của những cây này.

Ảnh chụp X-quang cho thấy các hạt vàng và kim loại khác trong cấu trúc lá bạch đàn ở Australia

Ảnh chụp X-quang cho thấy các hạt vàng và kim loại khác trong cấu trúc lá bạch đàn ở Australia

Dù vậy, kể cả khi bạch đàn được trồng ngay trên một mỏ vàng, tỉ lệ vàng có trong lá cây cũng chỉ khoảng khoảng 0,000005% theo trọng lượng của lá. Nghĩa là sẽ phải cần đến 500 cây bạch đàn sống trực tiếp trên một mỏ vàng để có đủ số vàng cho một chiếc nhẫn cưới.

Tuy nhiên, do cây bạch đàn rất phổ biến ở Australia, phát hiện này có thể mang đến cho các tập đoàn khai thác vàng một giải pháp thăm dò rẻ và an toàn với môi trường hơn các phương pháp hiện nay. Bằng cách thu thập và phân tích các mẫu thực vật để tìm kiếm dấu vết khoáng vật, chúng ta có thể biết được các yếu tố dưới lòng đất mà không phải khoan thăm dò. Nó là cách nhắm tới việc tìm kiếm quặng rẻ và không hại môi trường.

Dù vậy, kể cả khi bạch đàn được trồng ngay trên một mỏ vàng, tỉ lệ vàng có trong lá cây cũng chỉ khoảng khoảng 0,000005% theo trọng lượng của lá

Dù vậy, kể cả khi bạch đàn được trồng ngay trên một mỏ vàng, tỉ lệ vàng có trong lá cây cũng chỉ khoảng khoảng 0,000005% theo trọng lượng của lá

Theo các nhà nghiên cứu ở CSIRO, kĩ thuật chụp ảnh X-quang cũng cho biết về sự có mặt của các kim loại khác trong lá cây, mở ra khả năng sử dụng kĩ thuật này để phát hiện các mỏ quặng kim loại như kẽm và đồng.

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Lần đầu tiên tại Đông Nam Á, Việt Nam có ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt tích hợp AI, giúp đánh giá nhanh đột quỵ chỉ trong 5 phút

Lần đầu tiên tại Đông Nam Á, Việt Nam có ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt tích hợp AI, giúp đánh giá nhanh đột quỵ chỉ trong 5 phút

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 16:31

Hệ thống CT 1975 lát cắt có tốc độ chụp 0,23 giây/độ phân giải thời gian 19,5 mili giây, phát hiện được các tổn thương nhỏ chỉ 0,23mm.

Cách chống đọng nước gương hậu ô tô: Bí quyết an toàn khi lái xe dưới trời mưa

Cách chống đọng nước gương hậu ô tô: Bí quyết an toàn khi lái xe dưới trời mưa

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:09

(CL&CS) - Giữ cho gương chiếu hậu ô tô không bị đọng nước trong quá trình lái xe dưới trời mưa là một phần rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đưa ngành khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Đưa ngành khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:09

(CL&CS) - Hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm qua đã phát triển đúng định hướng, bám sát những yêu cầu thực tiễn và từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục hướng tới những mục tiêu mới, KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) sẽ là một trong những trụ cột, động lực kiến tạo, đưa Đồng Nai phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.