Thứ sáu, 29/12/2023, 14:23 PM

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi)

(CL&CS) - Ngày 29/12/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) với sự tham dự đại diện của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Cục Văn thư lưu trữ (Bộ Nội vụ) cùng các chuyên gia, nhà khoa học đến từ một số Hiệp hội, các đơn vị thành viên của Liên Hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên Hiệp hội Việt Nam).

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Nguyễn Quyết Chiến - Tổng thư ký Liên hiêp hội Việt Nam (LHHVN) cho biết, tài liệu lưu trữ chính là nguồn sử liệu hết sức quý giá, đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước, của mỗi cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Do vậy, tài liệu lưu trữ phải được lựa chọn, sắp xếp bảo quản, khai thác, sử dụng, phát huy giá trị cảu tài lựu lưu trữ theo quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Quyết Chiến - Tổng thư kí Liên hiêp hội Việt Nam phát biểu khai mạc.

Ông Nguyễn Quyết Chiến - Tổng thư kí Liên hiêp hội Việt Nam phát biểu khai mạc.

"Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Lưu Trữ hiện hành  đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, nhất là với các chủ trương, chính sách mới của Đảng và nhà nước về tăng cường ứng dụng thông tin (trong đó có lĩnh vực lưu trữ), đẩy mạnh phát triển Chính Phủ điện tử để tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản ký nhà nước", Nguyễn Quyết Chiến nhấn mạnh.

Luật Lưu trữ được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11/11/2011 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2012). Sau hơn 10 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Lưu trữ năm 2011 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (trong đó có lĩnh vực lưu trữ) để tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước.

Việc xây dựng, ban hành Luật Lưu trữ (sửa đổi) nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về việc ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực lưu trữ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lưu trữ, góp phần thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nềnhành chính và hội nhập quốc tế.

Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) gồm 09 chương, 68 điều, tăng thêm cả số chương và số điều so với Luật Lưu Trữ năm 2011 (gồm 7 chương, 42 điều). Đã bổ sung 4 chính sách lớn, đó là: Thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ; Hoàn thiện quy định về quản lý tài liệu lưu trữ điện tử; Hoàn thiện quy định về quản lý lưu trữ tư; Hoàn thiện quy định về quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ.

Toàn cảnh hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Toàn cảnh hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Tại hội thảo, các đại biểu đã đồng tình với nội dung của Dự thảo Luật. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đầy đủ, khoa học, thực tiễn và có tính khả thi cao khi được ban hành, một số đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện một số nội dung của dự thảo Luật.

Ông Đinh Thế Vinh - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Lưu trữ Việt Nam cho rằng cần tách bạch giữa hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ. Đặc biệt về Điều 53 của dự thảo Luật cần bỏ khoản 2: Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh các hoạt động dịch vụ lưu trữ.

Theo ông Vinh, quy định này dễ phát sinh thêm “giấy phép con”. Theo ông Vinh lý giải, điều kiện kinh doanh là như thế nào khi cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động dịch vụ đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có chứng chỉ hành nghề, thực hiện theo Luật Lưu trữ, Luật Đấu thầu, pháp luật về kinh doanh.

Bên cạnh đó, ông Phạm Văn Tân – Nguyên Tổng Thư ký Liên Hiệp hội cho rằng cần bổ sung thẩm quyền lưu trữ của UBND cấp huyện vì đây là một cấp quản lý nhà nước theo hệ thống ngành dọc. Trong khi đó, điểm b khoản 3, Điều 7 dự thảo Luật quy định thành phân Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam bao gồm cả tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức cấp huyện.

Hội thảo cũng đón nhận ý kiến của các chuyên gia đóng góp dự thảo Luật liên quan đến các vấn đề: Lưu trữ số; Mua bán trao đổi, hiến tặng tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt; Bản số hóa tài liệu lưu trữ; Phạm vi điều chỉnh...

Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Nguyễn Quyết Chiến - Tổng thư ký Liên hiêp hội Việt Nam khẳng định, các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học sẽ được Ban Tổ chức gửi Bộ Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Khẳng định trí tuệ, ý chí của người Việt Nam

Khẳng định trí tuệ, ý chí của người Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 09:26

(CL&CS) - Chủ tịch nước Lương Cường lưu ý, cần phải ghi nhớ rằng mỗi bước tiến của Bitel là một bước tiến của Việt Nam trên trường quốc tế, là một minh chứng cho trí tuệ và ý chí của người Việt Nam...

Quy định mới về điều kiện hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng

Quy định mới về điều kiện hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Theo quy định mới của Chính phủ, đại lý Internet được phép hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Đăng ký kinh doanh đại lý Internet; ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet; trường hợp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

Khai mạc Triển lãm 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'

Khai mạc Triển lãm 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'

sự kiện🞄Thứ ba, 12/11/2024, 12:03

(CL&CS) - Ngày 11/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc trưng bày “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” giới thiệu 200 tài liệu và hiện vật, thể hiện tình cảm của nhân dân Trung Quốc với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tình hữu nghị cách mạng lâu dài giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.