Dữ liệu cũ
Thứ hai, 31/03/2014, 14:59 PM

Lễ tế tổ tiên của người Lô Lô

Là một dân tộc có số lượng dân không đông, khoảng bẩy nghìn người hầu hết đều sống ở vùng gần biên giới Việt – Trung tuy nhiên người Lô Lô vẫn giữ trong mình nhiều bản sắc văn hóa quý báu, trong đó phải kể đến nghi thức quan trọng của đồng bào đó là Tế Tổ Tiên. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Lô Lô tin rằng con người có hai phần: phần xác và phần hồn. Phần thể xác là cuộc sống nơi trần gian và mang tính tạm thời, ngược lại phần hồn lại thuộc cõi vĩnh hằng, theo quan niệm của họ khi trong nhà có người thân mất đi thì người đó sẽ thuộc về thế giới khác và nó tác động đến cả đời sống tinh thần lẫn vật chất của con cháu trên nhân gian. Chính vì vậy hàng năm con cháu và những người thân thuộc thường tổ chức lễ cúng tổ tiên để tưởng nhớ, đến những người đã khuất và bầy tỏ tấm lòng thành kính biết ơn của con cháu.

Theo phong tục của người Lô Lô, khi gia đình có người chết từ ba đến bốn năm, người con trưởng trong gia đình mới có quyền lập bàn thờ tổ tiên, tức bàn thờ (Duy Khế). Việc lập Duy Khế phải được tiến hành tuần tự theo các nghi thức bắt buộc. Đầu tiên một người trong dòng họ đi chặt cây xa mộc, một loại cây sống ở độ cao trên 600 mét so với mặt biển về làm con bài hay còn gọi là làm hình nhân, người đã khuất rước lên bàn thờ sẽ được tượng trưng bởi những bài vị hình nhân ấy.

Lễ tế tổ tiên của người Lô Lô được tổ chức vào ngày 14 tháng 7 âm lịch và kết thúc vào rạng sáng ngày hôm sau. Tuy buổi lễ chỉ diễn ra trong một ngày, một đêm và trong phạm vi từng gia đình nhưng thời gian chuẩn bị cho buổi lễ lại được thực hiện từ nhiều ngày trước đó và có sự tham gia đóng góp của cả cộng đồng. Để chuẩn bị cho buổi lễ, một số đàn ông trong đội múa đang hóa trang toàn thân và đeo mặt nạ làm bằng vỏ cây “ka trê”, loại cây dùng để hoá trang có tên là “chỉa lung ao”. Xưa khi mặc loại áo này, người ta phải vào rừng sâu không để ai trông thấy. Đồng bào tin rằng nếu những người hóa trang bị lộ thì xóm làng sẽ gặp điều không may như: mất mùa, dịch bệnh. Kiểu mặc trang phục này mang ý nghĩa tưởng nhớ đến thời nguyên thủy ông bà tổ tiên phải mặc áo lá cây sống ở trong núi.

Lễ hiến tế

Nghi lễ được bắt đầu với nghi thức chắp cách, trên bàn lễ vật được dâng cúng là một con gà, một bát tiết gà, ba chén rượu. Thầy cúng trưởng tiếng Lô Lô là “vàng píc quỷ” đang thực hiện bài cúng trước sự trứng kiến của cả cộng đồng. Lời khấn có đại ý là “thưa ông bà tổ tiên, hôm nay ngày 14 tháng 7 theo truyền thống con cháu tổ chức lễ đền ơn đáp nghĩa với tổ tiên, xin dâng tổ tiên đôi cánh để tổ tiên có thể bay trong cõi thiêng liêng”.

Lúc này đoàn múa đang thực hiện nghi thức múa lễ, có thể nói, múa hóa trang là một trong những nét đặc sắc của lễ tế tổ tiên. Theo nhịp trống đồng, bước chân của các cô gái, tràng trai khi tiến, khi lùi, lúc lại nhún xuống thật mềm mại, sự thay đổi của tiết tấu điệu trống dẫn đến sự thay đổi vũ đạo của đội múa nghi lễ. Trong vòng xoay của điệu thức cùng với tiếng kêu leng keng của những chiếc chuông nhỏ, không chỉ các tràng trai, cô gái say trong điệu múa mà những người tham dự cũng như lạc vào không gian huyền ảo đê mê.

Lễ tưởng nhớ tổ tiên

Ở lễ này, nghi lễ tuy đơn giản song nó hàm chứa quan niệm và tín ngưỡng dân gian truyền thống từ bao đời của dân tộc Lô Lô, đó là tấm lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, không bao giờ quyên tổ tiên cội nguồn dân tộc, con cháu vẫn luôn nhớ tới thời xa xưa, nguyên thủy mặc áo lá cây, ăn ở trong núi. Các điệu múa lại được thực hiện một lần nữa theo nhịp trống đồng, cũng có khi động tác múa chỉ đơn giản là những bước chân đi vòng tròn, hai nhịp tay chụm vào rồi lại rãn ra. Nhưng hơn hết là sự cộng cảm, hòa đồng và sự hưng phấn của cả cộng đồng.

Sống ở núi đá tai bèo, ngô là cây lương thực chủ yếu của dân tộc Mông và Lô Lô vì thế mèn mén và rượu ngô là hai món chính của cư dân nơi đây. Rượu ngô được dùng trong sinh hoạt hàng ngày và đặc biệt là trong các dịp lễ, dịp hội hè.

Trong dịp này rượu ngô là thức uống chủ yếu của người dân, mọi người cùng nhau quây quần bên mâm cơm, cùng nhau nâng chén rượu và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp. Họ cùng mong sao làng bản yên vui, các gia đình luôn no đủ và yên ấm.

Lễ tiến đưa tổ tiên

Khi màn đêm buông xuống nghi lễ được bắt đầu, ở lễ này, vật dâng cúng gồm: tám nắm xôi to, hai mươi nắm xôi nhỏ và thịt bò sống. Bên ánh lửa hồng đội múa nghi lễ không còn mặc quần áo hoá trang nữa, người Lô Lô tin rằng bản thân màn đêm dưới ánh lửa huyền ảo đã là sự hóa trang rồi. Buổi lễ dần đi vào kết thúc, ngọn lửa đang tàn, mọi người ra về trong niềm tin thiêng liêng rằng, tổ tiên biết đến tấm lòng của con cháu, tổ tiên sẽ luôn phù hộ cho gia đình, cho làng bản.

Lễ cúng tổ tiên là một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Lô Lô. Thông qua lễ hoả táng, chúng ta thấy được cơ cấu tổ chức, mối quan hệ xã hội và đặc biệt là những giá trị văn hoá của dân tộc Lô Lô đã được tích luỹ và bảo lưu từ đời này sang đời khác. Việc gìn giữ các giá trị văn hóa dân gian này cũng là góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng.

Đào Thanh Thái

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.