Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 29/05/2015, 11:00 AM

Làng rau sạch Phạm Kha lao đao tìm nguồn cung ứng

(NTD) - Gắn bó với nghề trồng rau sạch gần 20 năm nay, nhưng nông dân xã Phạm Kha (Hải Dương) vẫn lao đao trong việc tìm kiếm thị trường ổn định, lâu dài cho sản xuất rau sạch.

Những ngày cuối tháng Năm, người dân ở thôn Đỗ Thượng, xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đang vào mùa thu hoạch rau sạch. Đã từ lâu, nhiều làng trong xã chuyển từ trồng cây lúa sang trồng cây hoa màu  quanh năm, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân, song rủi ro cũng không hề nhỏ khi người dân phải tự tìm nguồn cung trên thị trường mà không có sự hỗ trợ từ hợp tác xã.

Kiếm vài chục triệu đồng từ nghề trồng rau sạch

Xã Phạm Kha có 5 thôn thì phần lớn diện tích canh tác ở 2 thôn Đỗ Thượng và Đỗ Hạ người dân ít cấy lúa mà hơn 100 ha đất canh tác ở đây đã chuyển sang trồng rau. Hiện nay, trên 1 thửa ruộng, nông dân Phạm Kha có thể quay vòng từ 4-5 vụ/năm. Với những gia đình trồng rau gia vị như: hành hoa, rau thơm, số lần quay vòng đất còn nhanh hơn, khoảng 6-7 vụ/năm.

_MG_1695

Diện tích trồng rau sạch chiếm hơn 200 ha diện tích đất nông nghiệp ở xã Phạm Kha

Là làng nghề rau sạch truyền thống từ gần 20 năm trước, cho đến nay xã Phạm Kha đã có hơn 200 ha đất sử dụng để trồng rau sạch, gấp ba lần so với diện tích trồng lúa.

Mô hình sản xuất rau an toàn tại Hải Dương được bắt đầu thực hiện từ năm 2003, đã đem lại những kết quả khả quan. Năm 2006 - 2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hải Dương xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ở Phạm Kha (huyện Thanh Miện) nhằm hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học cho bà con nông dân áp dụng vào trong sản xuất góp phần tăng năng suất, đảm bảo chất lượng cây rau màu.

Các loại rau được trồng phổ biến ở đây gồm cải bắp, cà chua, cải dưa, các loại rau ăn lá, su hào, súp lơ, các loại rau gia vị… Năm 2007, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận thương hiệu rau an toàn cho sản phẩm rau của xã. Đây là thương hiệu rau an toàn đầu tiên cho  tỉnh Hải Dương. Để có được thương hiệu đó, người trồng rau ở Phạm Kha đã phải thực hiện theo 6 bước quy trình đã đề ra, trong đó quan trọng nhất là dùng các chế phẩm sinh học để thay thế việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học cho rau, đảm bảo thời gian cách ly thuốc trước khi thu hoạch 10 ngày. 

Ông Phạm Văn Đốc, trưởng thôn Đỗ Hạ, xã Phạm Kha cho biết: “Hầu hết hộ nông dân sản xuất rau đều được tập huấn sản xuất rau an toàn theo mô hình VietGAP, điều này đã thúc đẩy năng suất rau tăng lên, rau đảm bảo chất lượng an toàn. Về phía thôn, khi thời tiết thay đổi có ảnh hưởng đến sinh trưởng của rau, thôn sẽ thông báo cho bà con nông dân để có phương pháp chăm sóc rau kịp thời  nhằm đảm bảo rau sản xuất vẫn đảm bảo chất lượng”.

_MG_1709
Rau sạch được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP

Chị M – nông dân thôn Đỗ Hạ, xã Phạm Kha cho biết: “So với lúa, trồng rau sạch đem lại thu nhập cao hơn cho nông dân, một năm rau sạch cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng/ sào, tuy nhiên, năm nay, hành mới bắt đầu vào vụ thu hoạch, nhưng giá hành tươi giảm hơn so với các năm trước từ 2000 – 3000 đồng/kg, lại thêm nắng nóng kéo dài nên nông dân không khỏi lo lắng”.

Vẫn lao đao tìm thị trường ổn định

Mô hình trồng rau sạch ở xã Phạm Kha đã phát triển gần 20 năm nay, nhưng cho đến nay bà con nông dân vẫn tự tìm thị trường để tiêu thụ. Nguyễn Đức Hân – Tổ trưởng tổ nông giang khu vực hợp tác xã Phạm Kha cho biết: “Trước có các lái buôn đến tận làng để nhập rau sạch, nhưng do bị ép giá nhiều quá, nên bà con không bán nữa, mà tự đem ra các chợ lớn ở thành phố Hải Dương để cung cấp cho nhu cầu của người tiêu dùng. Dân cũng có ý kiến đề nghị lên cấp trên, làm thế nào có người trọng tải đứng thu mua để đồng bộ giá, rau sạch có nguồn tiêu thụ, không còn trôi nổi với thị trường song đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì”.

Được biết, khu nhà sơ chế rau sạch ở xã Phạm Kha được khởi công xây dựng và hoàn thiện vào năm 2014 là một phần công trình nằm trong dự án xây dựng do Nhà nước cấp kinh phí lên tới 14 tỷ 900 triệu đồng, bao gồm cả hệ thống đường bộ và kênh mương tưới tiêu ở cánh đồng xã Phạm Kha.

Công trình xây dựng hệ thống kênh mương đã được bê tông hóa, cung cấp nước sạch cho người dân tưới tiêu trồng rau củ, hoa màu. Tuy nhiên, khu nhà sơ chế vẫn chưa được đưa vào sử dụng đúng mục đích là sơ chế rau củ quả trước khi đưa ra thị trường.

_MG_1658
Khu sơ chế rau sạch xã Phạm Kha vẫn còn là dự án nằm trên giấy chưa được đưa vào sử dụng

Anh Cao Văn Sức – trưởng kiểm soát Hợp tác xã cho hay: “Khu nhà sơ chế vẫn chưa được vận  hành cho hệ thống điện lưới vẫn chưa được hoàn thiện. Bên xã vừa mới tiến hành nghiệm thu lần 2 để vận hành máy móc”.

Song theo anh N, một nông dân trồng rau sạch ở xã Phạm Kha thì: “chưa có nhà đầu tư nào “đứng mũi chịu sào” để tìm nguồn thị trường cho dân, hơn nữa, với công nghệ trồng rau hiện đại, kết hợp với sơ chế, giá rau sạch sẽ tăng đáng kể, trong khi giá rau trên thị trường lại thấp, rau sạch không cạnh tranh được nên vẫn chưa tìm được nguồn cung lâu dài”.

Mọi thông tin liên quan đến Tiêu dùng, bạn đọc có thể theo dõi thêm tại đây

Huyền Cao

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.