Dữ liệu cũ
Thứ ba, 23/06/2015, 09:49 AM

“Làm từ thiện để trả ơn đời”

(NTD) - Tham gia các công tác thiện nguyện một cách âm thầm như chính đời sống của mình, mười mấy năm qua nhà thơ Ngô Thị Bích Phượng đã giúp đỡ, cưu mang rất nhiều những số phận trẻ mồ côi, tàn tật, người già neo đơn, cơ nhỡ. Tấm lòng nhân hậu của chị khiến người ta cảm phục, càng cảm phục hơn khi biết từ những hoạt động thiện nguyện ấy, chị đã đến với nghề báo, một nghề mà chị mơ ước từ thời thơ ấu...

Nếu có dịp ghé qua chùa Kỳ Quang 2 ở quận Gò Vấp, sẽ dễ dàng bắt gặp một người phụ nữ có gương mặt phúc hậu thường xuyên lui tới để hỗ trợ chăm sóc những đứa trẻ khuyết tật bị bỏ rơi, đang được nuôi nấng tại chùa. Chị chăm sóc, trò chuyện, tắm rửa cho các em như một người mẹ đang chăm sóc những đứa con của mình. Đó là nhà báo Ngô Thị Bích Phượng, một cây bút chuyên viết về từ thiện. Hiện chị Bích Phượng đang công tác tại báo Người tiêu dùng.

Lam tu thien de tra on doi
Nhà báo Ngô Thị Bích Phượng chăm sóc người già neo đơn.

Tìm hiểu thêm về những hoạt động và việc làm của chị, mới biết từ hơn mười năm nay, Bích Phượng đã đi khắp nơi để tìm những hoàn cảnh già cả neo đơn, không nơi nương tựa, những trẻ em nghèo xa quê lên thành phố để kiếm miếng ăn, đưa về sống chung với mình và thuê nhà để chăm sóc, nuôi dưỡng. Các cụ, các em được chị chăm sóc tận tình, chu đáo, từ miếng ăn đến giấc ngủ. Ai không biết có thể sẽ nghĩ chị đang chăm sóc cho chính người thân của mình. “Tôi không cảm thấy ngại ngùng khi phải vệ sinh, tắm rửa cho họ vì tôi coi họ như những người ruột thịt của mình”, chị chia sẻ.

Bích Phượng cũng cho biết lý do chị nguyện gắn cuộc đời mình với hoạt động từ thiện là vì bản thân chị lúc nhỏ cũng đã từng là một người có hoàn cảnh túng quẫn. Thuở nhỏ, cha mất sớm, mẹ bệnh tật phải về quê chữa trị. Mới chưa đầy mười tuổi đầu, chị đã phải thay mẹ kiếm tiền nuôi bảy anh em, trải qua những ngày tháng đi làm thuê đầy tủi nhục, bị hành hạ đủ điều.

“Khi đó tôi đã chịu ơn rất nhiều người. Từ một bát cơm của người hàng xóm cho khi nhà không có gạo để ăn. Khi lớn lên cuộc sống gặp bế tắc lại nhận được sự giúp đỡ từ một người chú mà tôi rất yêu quý. Lúc đó tôi đã nói “sau này con sẽ trả ơn cho chú”. Nhưng chú đã nói một câu: “Đừng nghĩ tới việc trả ơn chú mà con hãy giúp đỡ lại những người bất hạnh giống như con bây giờ”. Câu nói đã theo Phượng suốt cuộc đời và trở thành động lực để chị yêu thương, đùm bọc và chia sẻ cho những người bất hạnh hơn mình.

Chị kể lại kỷ niệm lần đầu tiên giúp người khi chị 25 tuổi. Trong một lần xe hư giữa đường lúc đi học thêm Anh văn về, Bích Phượng đã thoáng thấy bên đường một bóng người ốm yếu ngồi gục dưới mưa. Nhìn kỹ lại thì chị phát hiện ra là một bà cụ vừa bị đụng xe, khắp người bê bết máu mà lại không ai để ý giúp đỡ. Ngay lập tức, Phượng bế bà cụ lên xe mình, và một mình đội mưa dắt xe đưa bà tới trạm xá. Sau khi hồi phục, thấy bà không nơi nương tựa chị liền đưa bà đến ở cùng mình. Đó là bà cụ đầu tiên Bích Phượng nhận nuôi, và cuộc đời chị cũng gắn với công việc từ thiện từ đó.

Mỗi khi gặp một hoàn cảnh cần giúp đỡ mà trong túi không có tiền, chị liền vay mượn bạn bè rồi làm việc kiếm tiền trả lại sau. Vừa phải đi làm, tham gia các hoạt động từ thiện, lại phải chăm sóc những cụ già thường xuyên đau yếu ở nhà, không dưới chục lần chị phải nhập viện vì làm việc quá sức. Nhưng chỉ cần khỏe lại là chị lại tiếp tục giúp đỡ cho những cảnh đời nghiệt ngã. Với chị, phần thưởng lớn nhất chính là những nụ cười trên gương mặt của họ khi vượt qua được hoàn cảnh nhờ một phần sức của mình. Như những em học sinh, sinh viên nghèo kiếm được tiền ăn học, kiếm được tiền gửi về cho người nhà, những cụ già neo đơn được chữa bệnh, chăm sóc nhờ những bài báo kêu gọi lòng hảo tâm của chị. Hay như lần chị bỏ tiền mua 3.500 cái áo rét cùng báo Thanh Niên mang tặng cho đồng bào miền Bắc trong đợt rét đậm rét hại hồi 2007.

Mười mấy năm nỗ lực trụ lại với nghề báo, Bích Phượng đã dùng ngòi bút của mình để giúp đỡ hàng trăm mảnh đời bất hạnh. Đó là một cách để chị trả ơn cuộc đời, trả ơn những tấm lòng đã mở ra với mình trong những ngày tháng cơ cực của ngày xưa. “Chỉ cần còn minh mẫn, còn sức khỏe, tôi sẽ tiếp tục hăng say với công tác xã hội. Bởi tôi coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của mình”.

Vương Giang

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.