Lãi suất huy động giảm nhẹ ở MB, ACB, Techcombank

(CL&CS) - Trong tuần qua, lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn được điều chỉnh giảm 10 - 30 điểm cơ bản ở các ngân hàng thương mại lớn như MB, ACB, Techcombank...

Hiện nay, lãi suất huy động phổ biến ở mức 2,7 - 4,0%/năm cho kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7 - 5,0%/năm cho kỳ hạn 6 - 12 tháng và 4,6 - 6,5%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng.

Hiện nay, lãi suất huy động phổ biến ở mức 2,7 - 4,0%/năm cho kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7 - 5,0%/năm cho kỳ hạn 6 - 12 tháng và 4,6 - 6,5%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng.

Các hoạt động thị trường mở không phát sinh giao dịch mới trong tuần qua. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tuần qua giảm nhẹ khoảng 2 điểm cơ bản, kết tuần ở 0,70%/năm cho kỳ hạn qua đêm và 0,84%/năm cho kỳ hạn 1 tuần.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy tăng trưởng tín dụng tính đến hết tháng 8 đạt 7,4% so với cuối năm 2020, tương đương với mức 14,6% so với cùng kỳ. Mặc dù tín dụng vẫn duy trì đà hồi phục kể từ tháng 4/2020, tăng trưởng trong tháng 8 có phần chậm lại dưới ảnh hưởng của dịch bệnh và giãn cách xã hội.

Trên thực tế, trong hai tháng 7 và 8, tổng giá trị tín dụng chỉ tăng thêm khoảng 88 ngàn tỷ đồng, chủ yếu vào giai đoạn cuối tháng 8 và thấp hơn nhiều so với mức tăng thêm 600 ngàn tỷ trong 6 tháng đầu năm. Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định tín dụng sẽ chưa có nhiều tiến triển trong tháng 9 và tháng 10, khi lệnh giãn cách xã hội vẫn còn áp dụng ở nhiều thành phố lớn. Thanh khoản trên hệ thống nhờ đó vẫn duy trì trạng thái dồi dào và lãi suất liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức thấp.

Trong tuần qua, lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn được điều chỉnh giảm 10 - 30 điểm cơ bản ở các ngân hàng thương mại tư nhân lớn như MB, ACB và Techcombank. Mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức thấp nhất trong vòng nhiều năm qua, dao động ở 2,7 - 4,0%/năm cho kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7 - 5,0%/năm cho kỳ hạn 6 - 12 tháng và 4,6 - 6,5%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng.

Tính đến hết tháng 7, tổng tiền gửi chỉ tăng 4,0%/năm so với cùng kỳ (thấp hơn so với mức tăng 4,35%/năm trong năm 2020) và chênh lệch tiền gửi - tín dụng tiếp tục thu hẹp. Mức chênh lệch này chưa thực sự tạo áp lực lên thanh khoản hệ thống khi vẫn cao hơn so với giai đoạn trước Covid, do vậy SSI Research kỳ vọng lãi suất huy động vẫn tiếp tục đi ngang, thậm chí có thể giảm trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước cần phải có các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch.

Như Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Nâng cao vai trò ngành ngân hàng trong tăng trưởng kinh tế

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Nâng cao vai trò ngành ngân hàng trong tăng trưởng kinh tế

sự kiện🞄Thứ năm, 19/06/2025, 20:54

(CL&CS) - Sáng ngày 19/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã tham gia trả lời những vấn đề trọng tâm mà đại biểu nêu liên quan đến điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, nâng cao vai trò của ngành ngân hàng trong tăng trưởng kinh tế và chính sách hỗ trợ lãi suất 2%.

ACB: Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai tính năng thanh toán với Flex

ACB: Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai tính năng thanh toán với Flex

sự kiện🞄Thứ năm, 19/06/2025, 10:18

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức ra mắt tính năng Thanh toán với Flex trên ứng dụng ACB ONE, trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á triển khai giải pháp đột phá này, mang đến trải nghiệm tài chính linh hoạt, cá nhân hóa và hiện đại cho khách hàng.

Bổ sung chính sách tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bổ sung chính sách tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

sự kiện🞄Thứ ba, 17/06/2025, 15:16

(CL&CS) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ.