Kinh tế cuối năm 2019: Nhiều thách thức lớn

(NTD) - Theo các chuyên gia thì nền kinh tế nước ta những tháng cuối năm đứng trước nhiều thách thức lớn, mà trong đó sự bất ổn của kinh tế thế giới là nhân tố ảnh hưởng có tính bao trùm.

Các nhà nghiên cứu kinh tế tại hội thảo “Việt Nam trong bối cảnh bấp bênh của kinh tế toàn cầu năm 2019” diễn ra ở Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM chiều ngày 22/7 cho rằng, kinh tế nửa cuối năm 2019 vẫn còn nhiều thách thức.

Phụ thuộc quá nhiều vào khu vực kinh tế nước ngoài

Ông Bùi Hữu Toàn, Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cho biết, hội thảo là hoạt động nghiên cứu kinh tế Việt Nam lần thứ 3 do trường tổ chức. Theo ông Toàn, nửa đầu năm 2019, kinh tế thế giới nói chung và châu Á nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam.

PGS. TS. Nguyễn Đức Trung, Phó Hiệu trưởng trường chia sẻ, nửa đầu năm 2019, mức tăng trưởng kinh tế ghi nhận là 6,76%, thấp hơn mức tăng 7,08% của 6 tháng đầu năm 2018 nhưng cao hơn cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2017.

Ông Trung dẫn báo cáo của trường cho thấy, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng và chuyển biến khó dự đoán. Hoạt động xuất khẩu Việt Nam ngay lập tức hứng chịu cú sốc này, tăng trưởng xuất khẩu 6 tháng đầu năm chỉ còn 7,3% - thấp hơn rất nhiều so với con số 17,8% đạt được ở 6 tháng 2018. Hệ quả là thâm hụt thương mại đã quay trở lại ở mức 37 triệu USD trong khi một năm trước đó thặng dư cao ở mức 4,12 tỷ USD. Quan trọng hơn, cú sốc này đã phần nào bộc lộ rõ điểm yếu lớn của nền kinh tế, đó là phụ thuộc quá nhiều vào khu vực kinh tế nước ngoài ở những mắt xích quan trọng.

Trong xuất nhập khẩu của nền kinh tế, các doanh nghiệp FDI chiếm 70% giá trị xuất khẩu, theo đó quyết định mức tăng trưởng của hoạt động này. Đáng nói hơn, thặng dư thương mại từ khu vực FDI đã đóng vai trò quan trọng để bù đắp thâm hụt thương mại từ khu vực kinh tế trong nước trong rất nhiều năm qua. Các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, khu vực này chỉ nên là yếu tố thêm vào cho nguồn lực tăng trưởng cũng như sự ổn định của nền kinh tế mà không nên giữ vị trí quyết định.

Dù tăng trưởng của hầu hết các ngành sản xuất và dịch vụ đều giảm, nhưng kinh tế Việt Nam cũng đạt được một số thành công nhất định. Đó là việc điều hành tỷ giá và kiểm soát lạm phát. PGS. TS. Nguyễn Đức Trung chia sẻ, Chính phủ đã phá bỏ thành công quy luật “hai năm cao một năm thấp” của lạm phát. “Lạm phát 4 năm qua của Việt Nam rất ổn định, là điểm sáng giúp các doanh nghiệp FDI yên tâm đầu tư vào Việt Nam”, ông Trung nói.

TS LTD1
TS. Lê Thẩm Dương cho rằng, doanh nghiệp Việt có sức kháng cự yếu, mỏng manh như quả trứng gà. 

Nhập siêu từ Trung Quốc tăng cao

TS. Phạm Phú Quốc, Viện phó Viện Nghiên cứu & Phát triển TP.HCM đánh giá, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tốt cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ. Tuy nhiên, ngược lại, những mặt hàng Trung Quốc không xuất khẩu được do bị đánh thuế cao sẽ được ưu tiên dùng trong nội địa. Hệ quả là họ giảm nhập từ Việt Nam. Tình trạng này khiến Việt Nam rơi vào cảnh “xuất siêu Mỹ, nhập siêu Trung Quốc”.

Ông Quốc cho rằng, để tháo gỡ những bất ổn của nền kinh tế, cần quan tâm tháo gỡ nhiều thứ hơn. Chẳng hạn là vấn đề giải ngân đầu tư công. Ông Quốc dẫn chứng, khu vực TP.HCM là điển hình tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng 3 tháng đầu năm 2019, ngành bất động sản và xây dựng suy giảm nghiêm trọng. Cụ thể, thu tiền sử dụng đất trong giai đoạn trên giảm đến 70%, số dự án giảm 30%, còn số căn hộ bán được giảm 20%.

TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Tài chính Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cho biết, kinh tế thế giới đang ở vào thời kỳ hỗn loạn. Để khắc phục đặc điểm này thì doanh nghiệp phải tạo ra hệ sinh thái. Để cạnh tranh được trên thị trường, sản phẩm phải nằm trong hệ sinh thái toàn cầu. Hiện nay Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm như vậy.

Theo TS. Dương, doanh nghiệp Việt Nam có đến 98% ở quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Sản phẩm chỉ đáp ứng được các thị trường nhỏ hẹp. “Doanh nghiệp Việt có sức kháng cự yếu, mỏng manh như quả trứng gà. Thay vì quan tâm đến mức tăng trưởng lợi nhuận mỗi năm, nên tập trung cải thiện chỉ số nền tảng để có thể phát triển bền vững”, TS. Dương nhận xét.

Đối với nền kinh tế, ông Dương cho rằng nên ưu tiên tạo nền tảng tăng trưởng trước. Theo đó, ông cho rằng đáng lẽ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,4% là vừa, thay vì hiện nay là 6,8% cho năm 2019. Đồng thời, ưu tiên cải cách thể chế và xây dựng mô hình phát triển lâu dài, để giúp nền kinh tế tăng sức kháng cự trước các bất ổn toàn cầu.

Dương Nguyễn 

Bình luận

Nổi bật

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 14:05

(CL&CS) - Đón nhận nhiều phản hồi tích cực từ các vận động viên ở mùa giải 2023, ANTA Sports Vietnam sẽ tiếp tục là nhà tài trợ Kim cương của giải chạy VPBank Hanoi International Marathon 2024 (VPIM 2024). Theo đó, ANTA sẽ tài trợ độc quyền toàn bộ hơn 15.000 áo đấu chuyên nghiệp.

MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp

MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:59

(CL&CS) - Lựa chọn cách xuất hiện không ồn ào với chiến lược “hữu xạ tự nhiên hương” để các sản phẩm tự chứng minh giá trị và thuyết phục khách hàng, MIK Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với hàng ngàn sản phẩm đã được bàn giao tới khách hàng.

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:40

(CL&CS) - Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.