Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 11/01/2024, 09:01 AM

Kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền tại Việt Nam: Là công trình kiến trúc quân sự có 1-0-2 thế giới, được UNESCO công nhận là di sản kép đầu tiên của Đông Nam Á

Nơi đây gắn liền với sự kiện Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968 và ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý.

Từng là phòng tuyến quân sự độc đáo trên thế giới

Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968… Ngày nay dấu tích của Cố Đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100km về phía Nam. Mảnh đất này là nơi đã chứng kiến sự nghiệp dựng nước và giữ nước oai hùng của 12 năm triều Đinh (968-980), 29 năm triều Tiền Lê (980-1009) và đầu nhà Lý (1009-1010).

Với địa thế đồi núi trùng điệp bao bọc xung quanh vành đai kinh đô như tấm bình phong vững chãi, cùng dòng Hoàng Long uốn khúc và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn với hào sâu, Hoa Lư là vùng đất có giá trị cao về mặt quân sự. Chính tại vùng đất này, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế, lập ra nước Đại Cồ Việt oai hùng, và Hoa Lư trở thành trung tâm chính trị, đồng thời là đế đô đầu tiên của nước ta.

Địa thế độc đáo của kinh thành Hoa Lư khi nhìn từ trên cao

Địa thế độc đáo của kinh thành Hoa Lư khi nhìn từ trên cao

Theo sử sách thì cố đô Hoa Lư và đôi câu đối ở đền Vua Đinh thì thấy rằng: Hoa Lư xưa là một cung điện nguy nga, tráng lệ không kém gì Thành Trường An “ Cồ Việt Quốc Đương Tống Khai Bảo-Hoa Lư Đô Thị Hán Trường An ”….

Nếu nhìn về mặt địa lý sẽ hiểu vì sao khi lên Ngôi Vua Đinh Tiên Hoàng lại lựa chọn Hoa Lư làm kinh đô bởi những núi đồi trùng điệp bao bọc xung quanh vòng đai kinh đô như tấm bình phong; sông Hoàng Long uốn khúc và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự.

Kinh đô Hoa Lư xưa rộng khoảng 300ha, gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam, được bao quanh bởi hàng loạt ni đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ, khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8-10 mét.

Địa thế núi sâu trùng điệp khiến nơi đây trở thành phòng tuyến quân sự độc đáo

Địa thế núi sâu trùng điệp khiến nơi đây trở thành phòng tuyến quân sự độc đáo

Thành Ngoại rộng khoảng 140ha thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê là trung tâm và cũng chính là nơi vua Ðinh Tiên Hoàng cắm cờ dựng nước. Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh đã lấy nơi này làm án.

Kinh thành Hoa Lư xưa gồm 2 vòng thành nằm cạnh nhau và một vùng núi kề sát. 3 vòng tạo thành hình giống số 80 hướng về phía đông. Theo cách bố trí thời Đinh Lê các nhà nghiên cứu chia làm 3 vòng thành là thành Đông, thành Tây và thành Nam.

Tuy nhiên do thành Nam chỉ là vùng căn cứ quân sự hiểm trở, phòng thủ mặt sau mà nó thường được dân gian gọi riêng là thành Tràng An, 2 vòng thành kia là nơi đặt cung điện nên còn được gọi là thành Hoa Lư…. Đến năm 1010 Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long thì Hoa Lư chỉ còn là Cố Đô nhưng nơi đây vẫn được coi là một căn cứ địa quân sự độc đáo có 1-0-2 trên thế giới, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quân và dân Đại Việt dưới các triều đại: Lý-Trần-Lê-Mạc-Tây Sơn…

Trở thành minh chứng cho những dấu mốc vàng son của dân tộc

Hoa Lư - Kinh đô lừng lẫy của nhà nước Đại Cồ Việt gắn với công cuộc dẹp loạn và dựng nước của vua Đinh Tiên Hoàng, nơi đây được mệnh danh là kinh đô đá, có vị trí đặc biệt trong suốt quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Kinh đô Hoa Lư đã trở thành một vùng văn hóa đặc sắc, những dấu tích, di tích tại Hoa Lư đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ, truyền tải các giá trị văn hóa từ xa xưa để lại.

Kinh thành Hoa Lư vẫn giữ được vẻ đẹp và sự vũng chắc theo thời gian

Kinh thành Hoa Lư vẫn giữ được vẻ đẹp và sự vũng chắc theo thời gian

Hiện nay, những dấu tích lịch sử-văn hóa vẫn còn tại khu vực di tích rất phong phú và đa dạng, gồm hệ thống kiến trúc thờ tự, tường thành, hang động... như đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành, chùa và động Am Tiên, chùa Nhất Trụ, đình Yên Trạch, chùa Ngần, lăng vua Lê, hang Muối, hang Quàn... Trong số đó, 14 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 8 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Đặc biệt, đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ vua Lê Đại Hành khởi đầu được xây dựng ngay trên nền móng của cung điện xưa để nhân dân thờ cúng, tưởng nhớ công lao của các bậc tiên đế. Đến thế kỷ 17 đền được tu sửa, xây dựng lại với kiến trúc độc đáo, nghệ thuật điêu khắc gỗ và đá đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo.

Đây là một trong những địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch

Đây là một trong những địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch

Ngoài những điểm di tích kể trên, trong khu vực Cố đô Hoa Lư hiện nay còn lưu giữ hàng ngàn di vật, cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học.

Hiện nay, Ninh Bình có 5 bảo vật quốc gia thì cả 5 bảo vật được lưu giữ, bảo quản tại các di tích thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư như: Cột Kinh Phật chùa Nhất trụ, Long sàng trước Bái đường Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, Long sàng trước nghi môn ngoại Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, Bộ Phủ Việt Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Bộ Phủ Việt Đền thờ vua Lê Đại Hành.

Với những giá trị văn hóa, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, Cố đô Hoa Lư là một trong ba vùng lõi thuộc Quần thể danh thắng Tràng An, được UNESCO chính thức công nhận là di sản kép (văn hóa và thiên nhiên) đầu tiên và duy nhất tại Đông Nam Á vào năm 2014.

Theo Tiến sỹ Hà Văn Cẩm, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam, từ những năm 60-70 của thế kỷ 20, khu vực Cố đô Hoa Lư Ninh Bình và vùng phụ cận đã được Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiến hành nhiều cuộc khảo sát khai quật.

Kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại Cố đô Hoa Lư trong hơn nửa thế kỷ qua đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, những dấu tích của một kinh thành nguy nga được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 10 ngày một hiển lộ rõ là minh chứng góp phần xác định Cố đô Hoa Lư là khu di tích lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với lịch sử văn hóa của dân tộc.

Các kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư là minh chứng có giá trị đặc biệt quan trọng trong hệ thống các di tích lịch sử liên quan đến hai vương triều Đinh-Tiền Lê giúp phục dựng một trong những giai đoạn lịch sử mang ý nghĩa "bản lề" của dân tộc ta cách đây hơn 1000 năm.

Việc nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản khảo cổ học tại Cố đô Hoa Lư nếu được thực hiện kịp thời góp phần củng cố, nâng cao chất lượng nguồn di sản văn hóa-lịch sử liên quan đến lịch sử vùng đất Ninh Bình giai đoạn 10 thế kỷ đầu công nguyên và quá trình tồn tại, phát triển cũng như những đóng góp của Kinh đô Hoa Lư trong lịch sử dân tộc.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Đề xuất in mã QR lên mẫu sổ hồng, sổ đỏ mới để chống nạn làm giả giấy tờ

Đề xuất in mã QR lên mẫu sổ hồng, sổ đỏ mới để chống nạn làm giả giấy tờ

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 21:51

Đề xuất trên được nêu trong dự thảo Thông tư quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.

Người anh hùng dân tộc Tày hy sinh thân mình làm giá súng, góp phần tạo nên Chiến thắng Điện Biên Phủ ‘lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu’

Người anh hùng dân tộc Tày hy sinh thân mình làm giá súng, góp phần tạo nên Chiến thắng Điện Biên Phủ ‘lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu’

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 21:44

Với những chiến công của mình, anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng Nhì vào năm 1955

Cận cảnh nhiều tuyến đường cao tốc, đường trên cao, cầu đường rung lắc mạnh, giao thông tê liệt trước trận động đất có độ mạnh ngang 32 quả bom nguyên tử

Cận cảnh nhiều tuyến đường cao tốc, đường trên cao, cầu đường rung lắc mạnh, giao thông tê liệt trước trận động đất có độ mạnh ngang 32 quả bom nguyên tử

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 21:43

Cùng lúc đó, các tòa nhà cao tầng xung quanh rung lắc đổ bụi xuống phía dưới, có tòa đổ sập, có tòa nghiêng ngả.