Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 12/10/2018, 12:47 PM

Kiểm soát giao thông bằng cách “trừ điểm vào bằng lái”

(NTD) - Dân số nước ta không ngừng tăng, phương tiện giao thông ngày càng nhiều và hạ tầng phát triển không kịp để đáp ứng nhu cầu tham gia giao thông, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Đã có nhiều ý kiến cho rằng, yếu tố có thể chi phối trật tự giao thông ở Việt Nam phần nhiều là ở ý thức của mỗi con người và để giải quyết về vấn đề giao thông, Việt Nam cần áp dụng “trừ điểm vào bằng lái xe”.

2

Trừ điểm vào bằng lái là một giải pháp hay ở thời điểm hiện tại.

Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng

Ở các nước như Mỹ, Đức, Anh, Ý, Trung Quốc, Singapore… cùng nhiều quốc gia khác đã và đang áp dụng việc trừ điểm vào bằng lái xe.

Tại Thái Lan, họ áp dụng việc theo dõi và giám sát sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS, theo dõi và báo cáo về các xe tải vượt quá tốc độ hoặc gây tai nạn và các kết quả sẽ được thông báo về Trung tâm An toàn giao thông và chủ công ty xe.

Tại Trung Quốc, để giảm thiểu ùn tắc giao thông đã có phương án mỗi tuần phương tiện cá nhân không được lưu thông 1 ngày và điều này người dân cũng sẵn sàng chấp nhận. Hạn chế đi lại trong giờ cao điểm, miễn phí đi lại bằng phương tiện công cộng giờ thấp điểm cho người đã hết tuổi lao động.

Hệ thống camera giám sát dày đặc và áp dụng giám sát cả cảnh sát giao thông. Điều này khiến cho việc hối lộ là không thể thực hiện. Hệ thống trừ điểm phạt giao thông của Trung Quốc được đưa vào Luật An toàn đường bộ nước này từ năm 2003. Mỗi bằng lái xe được cấp lần đầu hoặc cấp mới theo cơ sở từng năm sẽ có 12 điểm. Nếu người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông, người này không chỉ bị phạt hành chính/hình sự mà còn bị trừ điểm trên bằng lái. Nếu toàn bộ 12 điểm bị trừ hết trong 1 năm, người này sẽ phải học và thi lại bằng lái.

Ở Mỹ, bị phạt điểm phải tăng phí bảo hiểm ô tô và có người vi phạm tới mức không được bán bảo hiểm ô tô nữa. Mỹ áp dụng trừ điểm và đây là nỗi khiếp sợ của người tham gia giao thông Mỹ. Hơn nữa, người dân Mỹ cũng tuân thủ luật pháp một cách tối đa, do đó việc áp dụng ở Mỹ có phần tốt hơn và hiệu quả hơn so với các nước đang phát triển và ý thức giao thông còn kém. Khi vi phạm càng nhiều, bị trừ điểm thì chi phí bảo hiểm ở quốc gia này càng tăng cao. Do đó, họ có thể bị buộc thực hiện công tác xã hội cho đất nước thay vì trừ điểm.

1

Nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng việc trừ điểm vào bằng lái xe và đã đạt được nhiều thành công.

Có thể đưa vào để giải quyết tình trạng giao thông ở Việt Nam

Theo luật sư Vũ Ngọc Dũng (Công ty Bắc Việt Luật), 3 yếu tố chính chi phối giao thông là: con người, phương tiện và hạ tầng. Nếu giải quyết được 3 vấn đề trên thì giao thông phần nào sẽ được cân bằng và tai nạn giao thông cũng sẽ có xu hướng giảm đi đáng kể.

Việc áp dụng các chế tài như hiện tại cũng tương đối hiệu quả, thực chất chúng ta cần đẩy mạnh các mức phạt và hình sự hóa các hành vi thật sự nguy hiểm cho cộng đồng. Các lỗi như uống rượu, lấn làn, vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng hay các hành vi gây nguy hiểm cho người đi đường khi điều khiển phương tiện giao thông là những “nguồn nguy hiểm cao độ” cần được xử lý.

Trong quá trình nghiên cứu xét thấy nếu thật sự cần áp dụng mà vẫn bảo đảm được tính nhân đạo của quy định và phù hợp với đạo đức phương Đông là “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” thì ta sẽ nghiên cứu và áp dụng. Việc tước bằng vĩnh viễn hay tước bằng có thời hạn như hiện tại không bảo đảm được yếu tố này. Các hành vi tái phạm thường xuyên xảy ra. Một số hành vi cần tăng tới mức tối đa tiền phạt, thậm chí cả trăm triệu đồng, phạt cả người điều khiển, cả người chủ phương tiện để răn đe về kinh tế. Với người Việt Nam việc ảnh hưởng lợi ích kinh tế vẫn là yếu tố số một thay vì đặt ra vấn đề ý thức. Một nhóm người không có ý thức và thậm chí lấy việc tham gia giao thông làm nơi “diễn trò” của mình.

Tuy nhiên để “tâm phục khẩu phục” thì chúng ta cần có những hạ tầng lưu trữ và thu thập chứng cứ. “Trọng chứng hơn trọng cung” mới là biện pháp hữu hiệu khiến việc áp dụng có hiệu quả. Giáo dục đồng bộ cho đội ngũ cảnh sát giao thông, phạt nặng hoặc thậm chí đuổi khỏi ngành nếu có tiêu cực. Tăng cường hệ thống giám sát công cộng là nền tảng giám sát cả người tham gia giao thông và cả đội ngũ cảnh sát. Nếu thật sự chúng ta không kiểm soát được như nêu trên, nguy cơ tăng cao của tham nhũng và lạm quyền là rất lớn.

Ở các nước lỗi hay mắc nhiều nhất là lỗi tốc độ. Chúng ta cũng vậy, do hạ tầng kém, việc di chuyển trên đường chiếm quá nhiều thời gian, đôi khi tài xế sốt ruột và đã vi phạm tốc độ. Đây là một trong những nguyên nhân lớn gây ra tai nạn và sẽ là những lỗi sẽ vi phạm nhiều nhất.

Hồ Phạm - Tuệ Minh

_NTD_So 165_iN_Page_12
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.