Khu vực tài chính cần được theo dõi chặt chẽ

(CL&CS) - Trong điều kiện tác động của khủng hoảng đến doanh nghiệp còn kéo dài, khu vực tài chính cần được theo dõi chặt chẽ. Trong quá trình hồi phục kinh tế vấn đề công bằng cần được quan tâm đặc biệt, không để người lao động và doanh nghiệp ngành du lịch bị bỏ lại phía sau.

Đây là những khuyến nghị đưa ra trong bản tin Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 4 năm 2021 của Ngân hàng Thế giới vừa phát hành sáng nay 16/4/2021

 Trong bản tin cập nhật này, WB ghi nhận: Việt Nam tăng trưởng 4,5% trong quý 1 năm 2021 (so cùng kỳ năm trước), là kết quả mạnh mẽ cho thấy Việt Nam đang phục hồi sau cú sốc COVID-19 nhưng kết quả phục hồi giữa các ngành còn chưa đồng đều.

Sự không đồng đều được WB chỉ ra: Một mặt, nông nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều bởi cú sốc, tăng trưởng 3,2% (so cùng kỳ năm trước) và ngành công nghiệp và xây dựng tăng tốc từ 5,6% (so cùng kỳ năm trước) trong quý cuối năm 2020 lên 6,3% (so cùng kỳ năm trước) nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ khu vực kinh tế đối ngoại.

 Mặt khác, ngành dịch vụ chỉ tăng trưởng 3,3% (so cùng kỳ năm trước), bằng khoảng một nửa so so với tốc độ tăng trưởng trước đại dịch. Đặc biệt, các lĩnh vực liên quan đến du lịch vẫn suy giảm nặng nề khi dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Sau khi chững lại vào tháng 2, các hoạt động đi lại tăng lên trong tháng 3, cho thấy hoạt động kinh tế đang quay lại. Các hoạt động đi lại ở hầu hết các đầu mối giao thông công cộng và nhà hàng đã phục hồi, nhưng vẫn thấp hơn so với trước đại dịch thể hiện vết sẹo lâu dài do khủng hoảng gây ra cho ngành du lịch.

Đặc biệt, WB đưa ra một phát hiện đáng chú ý là “Chính sách tài khóa dường như đã chuyển sang vị thế trung lập hơn khi nền kinh tế đã và đang phục hồi” và  lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, cân đối ngân sách đạt bội thu nhờ khu vực kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi và nhập khẩu hàng hóa tăng vững chắc.

Các lĩnh vực liên quan đến du lịch vẫn suy giảm nặng nề thể hiện vết sẹo lâu dài do khủng hoảng gây ra cho ngành du lịch. Ảnh: Trần Bảo Ngọc

Các lĩnh vực liên quan đến du lịch vẫn suy giảm nặng nề thể hiện vết sẹo lâu dài do khủng hoảng gây ra cho ngành du lịch. Ảnh: Trần Bảo Ngọc

Trong quý I năm 2021, Chính phủ thu ngân sách 403,7 ngàn tỷ đồng (tăng 3,2 % so cùng kỳ năm trước) trong khi tổng chi giảm 0,4% (so cùng kỳ năm trước) xuống còn 341,9 ngàn tỷ đồng, dẫn đến bội thu ngân sách trên 60 ngàn tỷ đồng, cao hơn 29% so với cách đây một năm.

Thu ngân sách cao phản ánh khu vực kinh tế trong nước trở nên mạnh hơn và nhập khẩu tăng trưởng ổn định, với thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 9,7% (so cùng kỳ năm trước). Giải ngân vốn đầu tư công đảm bảo tiến độ, với tỷ lệ giải ngân khoảng 13%, tương đương quý I năm 2020.

Đến cuối tháng 03/2021, Kho bạc Nhà nước huy động được tổng cộng 39,2 ngàn tỷ đồng, bằng 39% kế hoạch quý I năm 2021. Trái phiếu phát hành chủ yếu có kỳ hạn 10 và 15 năm. Chi phí vay nợ tăng nhẹ, với lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm vào ngày 25/03 ở mức 2,27%, nghĩa là cao hơn 10 điểm cơ bản so với tháng 02.

“Các cơ quan chức năng dường như đã chuyển sang chính sách tài khóa trung lập hơn khi nền kinh tế đã và đang phục hồi”,WB nhận định.

“Mặc dù chuyển sang chính sách tài khóa trung lập hơn là chính sách đúng đắn khi nền kinh tế phục hồi, nhưng quá trình phục hồi có thể gặp phải những cú sốc mới hoặc khó khăn kéo dài ở một số lĩnh vực của nền kinh tế. Các cấp có thẩm quyền nên cân nhắc tiếp tục các biện pháp tài khóa và tiền tệ nếu khủng hoảng vẫn tiếp diễn, và nền kinh tế không phục hồi nhanh như dự kiến”, WB khuyến nghị.

Chuyên gia của WB cũng đưa ra lưu ý: “Các cấp có thẩm quyền đang cân nhắc gói gia hạn thời hạn nộp thuế, một chính sách có thể hỗ trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ cho các cá nhân và hộ gia đình vẫn đang chịu ảnh hưởng của cú sốc cũng là cách để đẩy mạnh nhu cầu từ khu vực tư nhân. Trong điều kiện tác động của khủng hoảng đến doanh nghiệp còn kéo dài, khu vực tài chính cần được theo dõi chặt chẽ”.

 Đồng thời WB khuyến nghị, trong thời gian tới, vấn đề công bằng cần được quan tâm đặc biệt trong quá trình hồi phục kinh tế của Việt Nam và cần có thêm biện pháp chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động ở những lĩnh vực như du lịch, vì họ có thể bị bỏ lại phía sau trong quá trình khôi phục kinh tế sau cú sốc COVID-19.

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 16:32

(CL&CS) - Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Chiêm ngưỡng pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2024

Chiêm ngưỡng pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 15:47

(CL&CS) - Chào đón mùa Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2024 mới với những màn pháo hoa mãn nhãn bên sông Hàn, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đặc biệt dành tặng 100 cặp vé xem DIFF 2024 cho khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Quý 1/2024, tỷ lệ CASA của MSB tăng vọt lên 29,21%

Quý 1/2024, tỷ lệ CASA của MSB tăng vọt lên 29,21%

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - MSB vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 ghi nhận sự củng cố ở một số chỉ tiêu nền tảng. Trong đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi (CASA) đạt mức 29,21%, tăng 2,68 điểm phần trăm so với đầu năm.