Thứ bảy, 27/01/2024, 23:34 PM

Khoét sâu cả vùng núi đá vôi để phục vụ công nghệ hiện đại bậc nhất với diện tích hơn 400.000m2 ăn sâu vào lòng núi, đến Mỹ cũng phải e dè

Cũng với mục đích tương tự nhưng cách làm của Trung Quốc được đáy giá là ‘cao tay’ hơn hẳn so với Mỹ.

Theo thông tin được đăng tải trên Quanchao Technology - một trang tin công nghệ của Trung Quốc, đã công bố những bức ảnh về một ngọn núi rỗng mà Huawei đã biến thành một trung tâm dữ liệu siêu an toàn. Ngay lập tức, hình ảnh nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận và chúng được đem ra so sánh với các trung tâm dữ liệu dưới biển của Microsoft.

Chung đích đến, khác cách làm

Huawei đã khoét những ngọn đồi hoặc ngọn núi để đặt các máy chủ dữ liệu của mình, trong khi Microsoft đã đặt một số máy chủ ở ít nhất hai địa điểm sâu dưới biển. Mục tiêu của cả hai ông lớn công nghệ này về cơ bản là giống nhau chính là để cân bằng lại nhiệt độ của hệ thống máy móc.

Cụ thể, vào năm 2014, Microsoft đã tiến hành một cuộc thử nghiệm ngoài khơi bờ biển California của Mỹ, trong đó gần 300 máy chủ được đặt trong cabin kín khí nặng 17 tấn bằng thép và hạ xuống đáy biển. Hơn 100 loại cảm biến đã được lắp đặt trong cabin, chủ yếu để phát hiện áp suất kín khí khi các máy chủ ở dưới nước và để có thể phát hiện xem có rò rỉ, hư hỏng bộ phận hoặc nhiễu, chẳng hạn như do tàu ngầm gây ra hay không.

Hình ảnh trung tâm dữ liệu dưới biển của Microsoft

Hình ảnh trung tâm dữ liệu dưới biển của Microsoft

Theo cách hiểu thông thường, yếu tố nguy hiểm nhất đối với thiết bị điện tử là nước. Nhưng một máy chủ tốc độ cao có thể nóng lên nghiêm trọng và có hàng trăm máy chủ trong một trung tâm dữ liệu, vì vậy nhiệt độ cao có thể trở nên nguy hiểm - làm tê liệt các trang trại máy chủ. Trong những năm qua, chi phí làm mát máy chủ của các doanh nghiệp là những con số khổng lồ. Hóa đơn tiền điện cho toàn bộ trung tâm dữ liệu trung bình chiếm khoảng 20% tổng chi phí điện và 41% trong số đó dành cho việc làm mát.

Cũng vì những lý do này mà khiến cho công nghệ bảo đảm an toàn dữ liệu của Mỹ vẫn chưa thực sự triệt để. Bởi, khi cùng chung mục đích giống như Mỹ, Huawei - Trung Quốc lại lựa chọn phương án đào những đồi, núi để xây dựng nên các trung tâm dữ liệu siêu an toàn cho cả người và thiết bị, giảm thiểu tối đa những rủi ro của phương án lưu trữ dưới đáy biển. Với diện tích hơn 400.000m2 ăn sâu vào lòng núi và hệ thống hơn 600.000 máy chủ lưu trữ được đặt bên trong đã giúp Trung Quốc tạo nên một hệ sinh thái dữ liệu an toàn, hiệu quả và hiện đại bậc nhất thế giới.

Trung tâm dữ liệu trong lòng núi của Huawai

Trung tâm dữ liệu trong lòng núi của Huawai

Tại sao Huawei lại chọn Quý Châu?

“Thung lũng dữ liệu lớn” là cái tên người Trung Quốc đặt cho tỉnh miền núi Quý Châu phía tây nam đất nước, nơi có hơn 5.000 hang động đá vôi cùng hệ thống hang ngầm rộng lớn chưa được biết đến, là kết quả của những đợt thay đổi địa chất ở khu vực trong suốt hàng trăm triệu năm. Song song với việc thúc đẩy du lịch trải nghiệm hoang sơ của các hang động, Quý Châu đã tận dụng không gian tiền sử này để phát triển nền kinh tế kỹ thuật số tập trung vào dữ liệu lớn, với các trung tâm máy chủ và thị trường trao đổi dữ liệu của Big Tech.

Bộ Công nghiệp CNTT Trung Quốc nói rằng Quý Châu là địa điểm tốt nhất để xây dựng các trung tâm dữ liệu ở miền Nam nước này. Những hang đá vôi, yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế của tỉnh, trở thành môi trường hoàn hảo cho cơ sở hạ tầng dữ liệu lớn. Terry Gou, chủ tịch Hon Hai Precision Industry, cũng chính là Foxconn - nhà lắp ráp điện tử hợp đồng lớn nhất thế giới nói rằng “lợi thế sinh thái vô song của Quý Châu là lý do công ty này chọn đặt trung tâm dữ liệu tại đây”. Gã khổng lồ công nghệ này đã xây dựng một đường hầm gió nằm giữa hai ngọn núi để làm mát tự nhiên các máy chủ của họ.

Apple cũng chọn Quý Châu làm địa điểm đặt máy chủ dữ liệu.

Apple cũng chọn Quý Châu làm địa điểm đặt máy chủ dữ liệu.

Với vị trí địa lý nằm trong nội địa phía tây nam Trung Quốc, Quý Châu có khí hậu mát mẻ thuận lợi quanh năm, cung cấp những “căn phòng điều hòa” tự nhiên cho những trung tâm dữ liệu phát nhiệt khổng lồ. Không chỉ vậy, tỉnh này còn giàu thuỷ điện, sẵn sàng cung cấp năng lượng sạch và ổn định cho các máy chủ. Quý Châu cũng nằm cách xa các vành đai động đất nên “hồ chứa” dữ liệu càng được đảm bảo an toàn.

Các trung tâm dữ liệu trong hang có thể tiết kiệm lên đến 58% điện năng so với các cơ sở tương tự ở khu vực phía Đông Nam đất nước. Jiao Delu, kỹ sư trưởng của cơ quan quản lý phát triển big-data tỉnh cho hay, nếu tính theo 10.000 đơn vị máy chủ tiêu chuẩn, một trung tâm dữ liệu có thể cắt giảm 130 triệu NDT (khoảng 18,57 triệu USD) tiền điện hằng năm.

Ngoài Huawei, hiện toàn tỉnh có 37 trung tâm dữ liệu đang hoạt động hoặc đang được xây dựng phục vụ cho các gã khổng lồ công nghệ như Apple và Tencent, cũng như các dự án nghiên cứu khoa học kính thiên văn “Hoa Thiên Nhãn”. Trong đó, thành phố Quý Dương trực thuộc tỉnh, là khu thí điểm toàn diện về dữ liệu lớn quốc gia đầu tiên của đất nước.

Mặc dù có vẻ như phương pháp tản nhiệt mà Microsoft sử dụng tiên tiến hơn, những phương pháp “máy chủ dưới nước” hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và không có gì đảm bảo rằng nó sẽ được sử dụng trên quy mô lớn trong tương lai. Phương pháp tản nhiệt của Huawei rõ ràng là hoàn thiện hơn vì nó sử dụng tản nhiệt tự nhiên.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Đài thiên văn cao nhất thế giới xây trên sa mạc đi vào hoạt động

Đài thiên văn cao nhất thế giới xây trên sa mạc đi vào hoạt động

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Ý tưởng cho dự án đài thiên văn này đã được hình thành từ 26 năm trước với mục đích nghiên cứu sự tiến hóa của các thiên hà và ngoại hành tinh.

Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu họp đánh giá các hồ sơ đề cử Giải thưởng năm 2024

Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu họp đánh giá các hồ sơ đề cử Giải thưởng năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:15

(CL&CS)- Hội đồng xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024 đã xem xét 16 đề cử từ các Hội đồng khoa học để chọn ra các hồ sơ xuất sắc nhất để trao giải.

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS)- Bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn tín chỉ carbon rừng không chỉ đảm bảo tính minh bạch và tin cậy cho thị trường tín chỉ carbon mà còn khuyến khích và thúc đẩy đầu tư vào các dự án bảo vệ rừng, từ đó giảm thiểu phát thải khí nhà kính.