Dữ liệu cũ
Thứ năm, 12/03/2020, 14:27 PM

Khi toàn cầu có 126.007 người nhiễm virus SARS CoV-2, WHO tuyên bố đại dịch

(NTD) - Vào đêm 11/3 (giờ Hà Nội), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID 19 do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra là đại dịch toàn cầu.

"Mô tả tình hình là đại dịch không thay đổi đánh giá của WHO về đe dọa của virus Corona. Nó không thay đổi điều WHO đang làm, và không thay đổi điều các nước cần làm" – Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ.

Tiêu chuẩn nào để tuyên bố đại dịch?

Có ba tiêu chuẩn chung để tuyên bố đại dịch: một virus gây chết người, việc lây lan từ người sang người liên tục, và bằng chứng lây lan trên thế giới.

Ngay sau đó, truyền thông quốc tế dẫn phát biểu trong buổi họp báo tại Geneva của ông Ghebreyesus, nêu rõ WHO đã chính thức coi sự bùng phát của dịch bệnh COVID 19 hiện nay là "đại dịch toàn cầu". WHO định nghĩa đại dịch toàn cầu là một căn bệnh bùng phát và lây lan trên phạm vi toàn thế giới.

Tại cuộc họp báo, Tổng Giám đốc Ghebreyesus nêu rõ: "Đây là đại dịch đầu tiên do virus SARS CoV-2 gây ra. Việc coi sự bùng phát hiện nay của dịch bệnh COVID 19 là đại dịch không làm thay đổi đánh giá của WHO đối với mối đe dọa của virus SARS-CoV-2, không làm thay đổi những gì WHO đang làm và điều các quốc gia cần phải hành động".

Vào thời điểm 10h20 sáng 12/3, toàn cầu có hơn 126.007 người nhiễm virus SARS CoV-2 và trên 4.616 người thiệt mạng. Ngoài Trung Quốc, Italia có số người nhiễm rất cao: 12.462, 827 tử vong; Iran: 9.000, 354 tử vong; Hàn Quốc: 7.755, 60 thiệt mạng; Pháp: 2.281, 48 tử vong; Nhật: 1.278, 19 tử vong...

Theo Tổng Giám đốc Ghebreyesus: "Trong vòng 2 tuần qua, số ca mắc COVID 19 bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần và số quốc gia bị ảnh hưởng tăng gấp 3 lần. Trong những ngày tới và những tuần tới, chúng tôi dự đoán số ca mắc bệnh mới, số người tử vong và số quốc gia bị ảnh hưởng thậm chí sẽ tăng cao hơn nữa... Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước mức độ lây lan và sự nghiêm trọng đáng báo động này, cũng như tình trạng thiếu hành động một cách đáng báo động. Chúng tôi đã rung hồi chuông cảnh tỉnh".

COVID19WHO
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố COVID 19 là đại dịch (Ảnh: AFP)

Tổng Giám đốc WHO Ghebreyesus đánh giá "một số quốc gia đang chật vật (đối phó với dịch bệnh) vì thiếu khả năng. Một số nước đang khó khăn vì thiếu nguồn lực và một số nước thì chật vật do thiếu quyết tâm". Ông khuyến cáo các nước cần đưa ra cả những biện pháp giảm nhẹ và ngăn ngừa dịch bệnh, song ngăn ngừa cần phải là "trụ cột chính".

Tại châu Âu, quốc gia đang chịu tác động mạnh nhất là Itala. Dịch cũng có dấu hiệu diễn biến nhanh hơn tại Trung Đông và châu Phi. Hiện có khoảng 122 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có người nhiễm virus SARS CoV-2.

Đến cuối ngày 11/3, Việt Nam nói hiện có 39 trường hợp nhiễm virus SARS CoV-2, trong đó 16 người đã khỏi bệnh.

Du khách Việt Nam ‘được điều trị Covid-19 miễn phí khi ở Vương quốc Anh. Mọi công dân nước ngoài - từ cả EU và các nước ngoài EU - đang ở thăm, hay là người định cư ở Anh, đều đủ điều kiện để được xét nghiệm và điều trị miễn phí về virus SARS CoV-2.

Sở dĩ có việc miễn phí này là vì vào tháng 1/2020, chính phủ Anh đã bổ sung thay đổi về quy định thu tiền. Mục đích là ngừng thu phí dịch COVID19 với các khách nước ngoài đến Anh.

Khẩu trang có giúp chống virus, chống thông tin sai lạc về COVID 19 ra sao?

Video của Hệ thống Y tế Công tại Anh (NHS) cho rằng khẩu trang có vai trò quan trọng ở bệnh viện, nhưng có "ít bằng chứng" là chúng có ích ở nơi công cộng.

Tiến sĩ Nguyễn Đức An, Bournemouth, Anh viết cho Diễn đàn BBC về "bộ lọc" để có thông tin chính xác mùa dịch virus SARS CoV-2:

"Bộ lọc quan trọng nhất không ai khác hơn cá nhân từng người sử dụng mạng xã hội. Khi đối đầu với một nguy cơ như dịch bệnh, hãy bình tĩnh mở lòng và vận trí mình để tiếp nhận những thông tin và dữ kiện có thẩm quyền, ngay cả khi nó trái ý hay ngoài mong đợi.

Thông tin này từ đâu, đăng khi nào? Nếu có nguồn rõ ràng thì nguồn đó là gì, có độ tin cậy đến mức nào? Ai được trích dẫn trong mẩu tin và người đó có thẩm quyền hay tư cách để nói về vấn đề liên quan không? Có gì không hợp lý hay không nhất quán giữa các chi tiết không? Thậm chí, mình có nên thích thông tin kiểu này không?

Nếu không biết hoài nghi tích cực như thế, chúng ta trở thành nô lệ không chỉ cho những thành kiến, niềm tin không có cơ sở mà cả chính sự sợ hãi trong chính mình. Sợ hãi có thể làm con người cảnh giác hơn để hành động mạnh mẽ hơn khi cần. Nhưng nó cũng có thể quật ngã chúng ta xuống bờ vực u mê, trở về lối sống bầy đàn.

COVID19WHO 1
Thường xuyên đeo khẩu trang để chống virus SARS CoV-2 (Ảnh: Getty)

Ở một số nước, học sinh được dạy sàng lọc thông tin kiểu này - gọi là dân trí truyền thông (media literacy), gần đây là dân trí số (digital literacy) - cũng như phát huy những khía cạnh tích cực của truyền thông. Dân trí đó không giái quyết hết nạn tin giả, cũng không ngăn chặn hoàn toàn sự hoảng loạn (một số siêu thị Australia và Anh hiện đang cạn nhiều thực phẩm, xà phòng rửa tay và giấy toilet vì dân lo sợ và tích trữ). Nhưng cùng thời gian, nó giúp dân chúng sống bản lĩnh hơn, biết đương đầu dư luận hơn, góp phần giảm thiểu nhiều thiệt hại do thông tin sai trái gây nên".

Nhân viên Quốc hội Mỹ nhiễm virus SARS-CoV-2

Sáng 12/3 (giờ Hà nội), truyền thông Mỹ dẫn nguồn tin từ Đồi Capitol cho biết một nhân viên Quốc hội Mỹ đã có xét nghiệm dương tính với virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID19.

Báo The Hill dẫn thông báo của Văn phòng Thượng nghị sĩ Maria Cantwell cho biết một nhân viên làm việc tại đây đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Thông báo này đánh dấu trường hợp đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2 tại các cơ quan Quốc hội Mỹ.

Tin cho hay nhân viên này đã được cách ly kể từ khi xuất hiện các triệu chứng. Thượng nghị sĩ Cantwell cũng đã tạm thời đóng cửa văn phòng tại Washington D.C tới cuối tuần để làm vệ sinh.

Thông cáo cho biết thêm nhân viên nói trên không tiếp xúc với Thượng nghị sĩ Cantwell và các thành viên khác trong Quốc hội Mỹ và mọi nhân viên sẽ được yêu cầu tiến hành xét nghiệm nếu có triệu chứng ho, sốt hay từng lại gần nhân viên nhiễm bệnh này.

Hiện Mỹ đang có 1.279 người nhiễm virus SARS-CoV-2, 37 thiệt mạng. Bang New York đã được điều động Vệ binh Cộng hòa đến giúp chống dịch COVID 19...

Tường Quyên

(Theo BBC News, AFP)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.