Thứ sáu, 21/04/2023, 20:09 PM

Khắc phục ngay về công tác bảo đảm an toàn PCCC trong quản lý, sử dụng điện

(CL&CS)- Chiều ngày 19/4, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị tăng cường công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong quản lý, sử dụng điện trên địa bàn TP trong tình hình mới.

Theo báo cáo tại hội nghị, từ năm 2018 đến nay, trong tổng số 2.044 vụ cháy, nổ trên địa bàn Hà Nội thì có 1.562 vụ có liên quan đến hệ thống điện (chiếm 76,4% tổng số vụ cháy). Trong đó, làm 34 người chết, 62 người bị thương; thiệt hại tài sản khoảng 180 tỷ đồng.

Ngoài ra còn gần 2.500 vụ chập điện trên cột, đường dây dẫn điện trên cột và hơn 1.800 vụ sự cố chập điện trong nhà. Hơn 3.000 vụ, sự cố chập điện trên cột, đường dây dẫn điện.

Theo Đại tá Phạm Trung Hiếu, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an TP Hà Nội), nguyên nhân cháy, nổ của hệ thống điện bên trong nhà, công trình là do việc thiết kế lựa chọn dây dẫn lắp đặt, thiết bị bảo vệ trong nhà, thiết bị sử dụng điện không được kiểm soát, tính toán và lựa chọn phù hợp đúng theo các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp.

Hieu

Đại tá Phạm Trung Hiếu, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an Hà Nội

Hệ thống điện sử dụng tại các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, nhà ở hộ gia đình phần lớn chủ hộ, chủ đầu tư không nắm được các yêu cầu về quy định sử dụng điện an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong thiết kế lắp đặt nên không có kiểm soát cho người tư vấn thiết kế, thậm chí không thiết kế, lắp đặt theo chủ quan.

Ngoài ra, thiết bị bảo vệ nguồn điện (aptomat) đặc biệt quan trọng không được tính toán kỹ, lựa chọn phù hợp với khả năng cắt dòng điện nên khi có sự cố chạm chập, thiết bị bảo vệ không cắt được nguồn dẫn đến duy trì dòng điện phát nhiệt cao sinh ra cháy.

Sự phát triển thiết bị sử dụng điện trong nhà tăng liên tục do điều kiện, đòi hỏi nhu cầu sử dụng, sinh hoạt, sản xuất ngày càng cao trong khi hệ thống điện đã lắp đặt trước đó chưa được hoặc khó nâng cấp, đã xuống cấp dẫn đến quá tải gây chập, gây cháy.

Đại tá Phạm Trung Hiếu cũng nhận định, ý thức một bộ phận người dân còn chủ quan, thiếu ý thức, không ngắt các thiết bị điện không cần thiết ra khỏi nguồn điện khi không ở nhà hoặc quên không ngắt thiết bị sử dụng điện đang vận hành công suất cao khi ra khỏi nhà gây ra nhiều vụ hỏa hoạn liên quan đến sử dụng điện.

Đối với hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ xen cài trong khu dân cư, tình trạng mất an toàn trong sử dụng điện là rất phổ biến. Tuy nhiên, quy định của ngành điện lực không quản lý, kiểm tra việc sử dụng điện an toàn của cơ sở, hộ gia đình (sau công tơ). Đây là nguyên nhân tiềm ẩn tiềm ẩn nguy cơ gây chập, cháy đường dây dẫn điện, các thiết bị tiêu thụ, bảo vệ điện.

Từ những khó khăn, bất cập, TP Hà Nội kiến nghị cần sửa đổi Luật Phòng cháy và chữa cháy bám sát với thực tiễn, thực trạng, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và tư nhân. Quy định làm rõ trách nhiệm của các chủ thể và cá nhân theo hướng người đứng đầu, chủ cơ sở, chủ hộ gia đình phải tuân thủ pháp luật và tự chịu trách nhiệm trong việc đầu tư, quản lý trong suốt quá đưa công trình vào hoạt động. Đề nghị sửa đổi Luật Điện lực theo hướng quy định quy định thống nhất với Luật Phòng cháy và chữa cháy…

Đại tá Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội đề nghị các đơn vị làm rõ giải pháp ngăn ngừa cháy do điện ở các công trình xây dựng trái phép, không phép, các cơ sở nhà ở kết hợp kinh doanh; giải pháp để phối hợp hiệu quả hơn cũng như đề nghị cần kiểm tra, làm rõ các vụ việc, xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân liên quan.

Phó Tổng Giám đốc EVN Hà Nội Nguyễn Anh Dũng cho biết, qua rà soát hơn 2,8 triệu khách hàng của EVN Hà Nội, hiện còn lại 1.569 khách hàng là hộ gia đình đang nằm trên đất nông nghiệp, có tranh chấp, hợp đồng hết hạn vẫn còn vướng mắc. EVN Hà Nội sẽ khẩn trương phân loại các trường hợp có nguy cơ cháy nổ và có giải pháp chi tiết để khắc phục.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, trong khi chờ sửa đổi các văn bản pháp luật, cần có giải pháp linh hoạt nhằm khắc phục ngay về công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy trong quản lý, sử dụng điện.

PCCC

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn

Ông Sơn cho biết, TP sẽ nghiên cứu, đề xuất quy định quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm về điện sau công tơ, các quy định về giảm, ngừng cấp điện đối với các công trình, dự án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy đã bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, các đoàn thể cần đề ra nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, thể hiện rõ trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP yêu cầu phân loại khách hàng theo lĩnh vực, địa bàn có nguy cơ cao. “Địa bàn nào có nguy cơ cao thì lãnh đạo chính quyền cơ sở phải vào cuộc quyết liệt, chịu trách nhiệm với lãnh đạo TP nếu để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng”, ông Sơn nói.

Bình luận

Nổi bật

Xây dựng sân bay Nội Bài xanh, hiện đại, thông minh theo xu thế mới

Xây dựng sân bay Nội Bài xanh, hiện đại, thông minh theo xu thế mới

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 09:20

(CL&CS) - Chiều 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công gói thầu số 12 thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình mở rộng nhà ga hành khách quốc tế T2 của sân bay Nội Bài - gói thầu chính và quan trọng nhất của dự án mở rộng nhà ga hành khách T2.

Tây Ninh khánh thành Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN

Tây Ninh khánh thành Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 22:47

(CL&CS) - Sáng ngày 19/5, tại tỉnh Tây Ninh, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Tây Ninh, Tập đoàn De Heus (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn đã phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện Lễ khánh thành Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh, Lễ công bố 7 dự án trọng điểm Tổ hợp khu nông nghiệp công nghệ cao DHN Tây Ninh, Lễ công nhận Vùng an toàn dịch bệnh Tây Ninh và công bố Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm gia cầm sang thị trường Halal.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:14

(CL&CS) - Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".