Hướng dẫn mới về đối tượng tiêm chủng vắc-xin bắt buộc
(CL&CS)- Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản hướng dẫn xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng các vắc-xin trong tiêm chủng mở rộng.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hướng dẫn về đối tượng, lịch tiêm chủng vaccine bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng như sau:
Trẻ sơ sinh: Vaccine viêm gan B.
Trẻ dưới 1 tuổi: Vaccine BCG, bOPV, DPT-VGB-Hib, IPV, sởi.
Trẻ từ 1- 5 tuổi: Vaccine viêm não Nhật Bản B.
Trẻ từ 18-24 tháng: Vaccine sởi-rubella, DPT.
Phụ nữ có thai: Vaccine uốn ván.
Đại diện Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, sẽ có nhóm đối tượng và lịch tiêm chủng các vaccine khác được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng trong thời gian tới, bao gồm:
Trẻ dưới hoặc trên 1 tuổi: Vaccine IPV mũi 2. Vaccine này sẽ tiếp tục được triển khai tiêm miễn phí cho trẻ từ 9 tháng tuổi trên toàn quốc theo dự án do GAVI hỗ trợ.
Hướng dẫn mới về đối tượng tiêm chủng vắc-xin bắt buộc
Trẻ 7 tuổi: Vaccine phòng bạch hầu, uốn ván sẽ được triển khai cho trẻ từ 7 tuổi tại vùng nguy cơ cao theo đề xuất của các tỉnh, thành phố.
Trẻ dưới 1 tuổi: Vaccine Rota.
Theo Bộ Y tế, các vaccine được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng là dựa trên cơ sở khuyến cáo của WHO, Hội đồng Tư vấn sử dụng vaccine (Bộ Y tế) và tình hình dịch tễ các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), đại dịch COVID-19 là thách thức đối với tất cả quốc gia. Điều này dẫn đến việc gần 67 triệu trẻ em trên toàn thế giới bị lỡ lịch tiêm các loại vắc-xin định kỳ, vốn bảo vệ trẻ trước những căn bệnh chết người.
Việt Nam cũng trải qua sự sụt giảm liên tục về tỉ lệ tiêm chủng ở trẻ em nhiều nhất kể từ khi Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia được thành lập. Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có số lượng trẻ em chưa được tiêm chủng cao nhất trên toàn thế giới.
WHO và UNICEF kêu gọi các nỗ lực bắt kịp tiêm chủng ở quy mô lớn cho tất cả trẻ em đã bỏ lỡ lịch tiêm chủng định kỳ trong khoảng thời gian xảy ra đại dịch, khôi phục độ bao phủ thiết yếu ít nhất là bằng với mức của năm 2019 để tránh bùng phát các căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin trong thời gian sắp tới. Về lâu dài, hệ thống y tế cơ sở cũng cần được tăng cường để hỗ trợ việc tiêm chủng định kỳ.
Thế Anh
- ▪Cục Y tế dự phòng khuyến cáo phòng bệnh Melioidosis
- ▪Bộ Y tế: Kêu gọi người dân tiêm vắc-xin Covid-19 qua chiến dịch 'Vui Trung thu và tựu trường an toàn'
- ▪Đà Nẵng bác bỏ thông tin bắt buộc học sinh 5-12 tuổi tiêm vắc-xin mới được đến trường
- ▪Khi thấy 1 trong 8 dấu hiệu cần liên hệ y tế khẩn sau khi tiêm vắc-xin Covid-19
Bình luận
Nổi bật
Bộ TT&TT khảo sát việc thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc
sự kiện🞄Thứ sáu, 29/11/2024, 08:59
(CL&CS) - Chiều ngày 27/11, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương dẫn đầu đoàn khảo sát của Bộ TT&TT, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), lãnh đạo các cơ quan báo chí, tạp chí trực thuộc về việc sơ kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công
sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:48
(CL&CS)- Chiều 22/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức hội thảo “Mô hình dịch vụ công ở các Hội nghề nghiệp: Thực trạng và giải pháp”.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30
(CL&CS)- Sáng 21/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.