Dữ liệu cũ
Thứ ba, 03/03/2015, 14:00 PM

Hộp nhựa tái chế, lợi bất cập hại

(NTD) - Việc sử dụng các vật liệu tái chế là một hình thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí nhưng lợi ích lại đang được đánh đổi bằng sự an toàn của người tiêu dùng.

Theo Food Safety News, những hộp nhựa được tái sử dụng để vận chuyển một lượng lớn các loại hoa quả và trái cây cho các cửa hàng tạp hóa có thể chính là nơi nuôi dưỡng những vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho con người khi tiếp xúc bề mặt. Ngay cả khi những chiếc hộp này được làm sạch theo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp thì chúng vẫn có thể chứa các vi khuẩn gây các bệnh truyền nhiễm cho con người, theo nghiên cứu từ Đại học Arkansas và WBA, Mỹ.

Reusable-plastic-containers

Hộp nhựa tái chế chứa vi khuẩn. Nguồn: Food Safety News

Các nhà khoa học đã thực hiện phân tích một số mẫu dưới kính hiển vi và rút ra kết luận, những hộp nhựa tái sử dụng (RPC) có chứa các vi khuẩn có nguy cơ bùng phát các dịch bệnh từ thực phẩm. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn Salmonella, Listeria monocytogenes, và E. coli O157: H7 phát triển trên bề mặt các hộp nhựa RPC sau khi bề mặt các hộp nhựa tái chế này được làm sạch và khử trùng công nghiệp. Những vi khuẩn này sẽ dần xâm nhập qua màng tế bào của trái cây, rau quả và thực phẩm là thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, sau khi làm sạch các thực phẩm và hộp nhựa RPC họ cho thực phẩm vào hộp nhựa này sau một thời gian họ quét kính hiển vi điện tử trên các mãu sản phẩm thì xuất hiện các loại vi khuẩn trên trên từng mẫu thực phẩm đã được làm sạch. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hy vọng để đo tỷ lệ chính xác của các vi khuẩn còn lại sau khi quá trình làm sạch.

Cơ quan y tế cho biết chưa có trường hợp nào nhiễm bệnh liên quan đến hộp nhựa RPC nhiễm khuẩn này và cho biết thêm rằng, sự hiện diện của các vi khuẩn sau khi làm sạch có nghĩa là không thể loại trừ khả năng lây truyền bệnh từ nó.

Họ cho rằng ngành công nghiệp tái chế cần đánh giá những rủi ro nhất định. Hiện nay hộp nhựa tái sử dụng tại Mỹ đã bị đặt dưới sự giám sát từ một số viện nghiên cứu an toàn thực phẩm. Các nhà nghiên cứu từ cả hai trường Đại học California-Davis và Đại học Guelph đã tiến hành nghiên cứu thấy rằng RPC vẫn thường bị ô nhiễm khi chuyển giao cho sản xuất đóng gói.

Trong tháng 11/2014, Chủ tịch Hiệp hội Bao bì tái chế Mỹ công bố đã không có ca bệnh liên quan đến RPC và hiệp hội đã thành lập một ủy ban tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để đảm bảo sự an toàn cho các hộp nhựa tái chế RPC này.

Mọi thông tin thêm, độc giả tham khảo mục Cảnh báo.

Ngọc Hoài

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.