Dữ liệu cũ
Thứ năm, 04/06/2015, 11:05 AM

Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) lây lan nhanh

(NTD) - Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) đang là nỗi lo không của riêng nước nào mà của toàn thế giới, toàn nhân loại.

Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) lần đầu tiên được phát hiện trên cơ thể người là năm 2012. Theo thông tin do tổ chức Y tế thế giới WHO cung cấp, virus nguy hiểm này xuất phát từ một gia đình ở Ả rập Saudi, các nhà khoa học cho rằng họ bị lây chủng virus MERS-CoV từ lạc đà.

Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) lần đầu tiên được phát hiện trên cơ thể người là năm 2012. Theo thông tin do tổ chức Y tế thế giới WHO cung cấp, virus nguy hiểm này xuất phát từ một gia đình ở Ả rập Saudi, các nhà khoa học cho rằng họ bị lây chủng virus MERS-CoV từ lạc đà.

Hội chứng hô hấp Trung Đông do Mers-Cov virus gây ra được cho là có quan hệ chặt chẽ tới bệnh SARS đã cướp đi mạng sống của hàng trăm người trên thế giới. Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Saudi Arabia cho thấy, virus Mers gây tỷ lệ tử vong cao nhưng ít có khả năng lây lan nhanh thành dịch dễ dàng như SARS. Tuy nhiên, xét tới tốc độ lây lan nhanh bất thường trong đợt dịch hiện nay tại Hàn Quốc, Giám đốc Viện Pasteur Hàn Quốc, ông Hakim Djaballah lo ngại virus này nhiều khả năng đã biến thể và dễ phát tán hơn.

Chuyên gia y tế lo ngại virus có thể biến thể để t

Chuyên gia y tế lo ngại virus có thể biến thể để thích ứng với môi trường. Ảnh: BBC

 

Hiện không có loại thuốc đặc trị cho Hội chứng hô hấp Trung Đông mà virus giống Sars gây ra. Ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào năm 2012 nên các nghiên cứu về căn bệnh chưa nhiều.

Chuyên gia Hakim cảnh báo thời gian đang ngày càng gấp rút trong tình hình dịch bệnh có dấu hiệu tiến triển xấu. Hiện tại, các bác sĩ chỉ can thiệp bằng cách cho bệnh nhân thở máy và bảo vệ những nội tạng quan trọng. Tuy nhiên, các biện pháp này không đủ để chống chọi đợt dịch hiện nay. Chuyên gia này cũng cho biết sẽ nhanh chóng bàn bạc với giới chức y tế để phát triển virus trong phòng thí nghiệm và kiểm tra tác dụng chống virus của các loại thuốc đang được chấp nhận lưu hành.

“Viện Pasteur có thể phát triển virus trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 và theo dõi hiệu quả chống virus của các loại thuốc. Với các loại thuốc đã được chấp thuận, chúng ta sẽ biết được độ an toàn và liều lượng, từ đó sử dụng chúng để tạm thời làm chậm sự phát triển và giảm số lượng virus trong cơ thể bệnh nhân”, ông nói.

“Tôi cho rằng virus có thể đã thích ứng với môi trường tại đây. Mức độ lây lan trong đợt bùng phát tại Hàn Quốc rất bất thường với tỷ lệ lây nhiễm cao”, ông Hakim cảnh báo trên tờ Korea Times. Dù vậy, chuyên gia này vẫn chưa đưa ra khẳng định chắc chắn vì thông tin trình tự bộ gene của virus từ bệnh nhân đầu tiên nhiễm bệnh, một người đàn ông trở về từ Arab Saudi, vẫn chưa được kết luận.

Theo giáo sư Ian Jones, chuyên gia về virus tại đại học vương quốc Anh - Người đã lần theo dấu vết của MERS từ 3 năm trước - thì cách tốt nhất để tránh khỏi MERS là không ra nước ngoài du lịch, kiểm soát chặt chẽ tất cả những ai có dấu hiệu phơi nhiễm, đối với người dân ở khu vực Trung Đông thì không được uống sữa và ăn thịt lạc đà - vật chủ gốc của virus MERS.

Ông Ian cho biết, tỷ lệ tử vong 38% của MERS vẫn chưa phải là con số thực sự chính xác vì còn nhiều người mang mầm virus nhưng chưa xuất hiện triệu chứng bệnh, có những bệnh nhân nhiễm virus đến 14 ngày mới bắt đầu ho, sốt và suy hô hấp.

Người dân Mỹ đang hết sức lo lắng về virus nguy hi

Người dân đang hết sức lo lắng về virus nguy hiểm này.

Theo thông tin từ trung tâm kiểm soát dịch bệnh quốc gia Mỹ (CDC) số quốc gia phát hiện bệnh nhân phơi nhiễm virus MERS do đi du lịch ở vùng Trung Đông ngày càng nhiều, đa số đều trở về từ các nước có nguồn bệnh như Ả rập Saudi, UAE, Qatar, Iran, Ai Cập, Jordan, Kuwait, Lebanon, Oman, Bahrain, Yemen.

Các quốc gia bên ngoài khu vực Trung Đông xác nhận phát hiện người phơi nhiễm virus MERS: Anh, Pháp, Đức, Tunisia, Ý, Malaysia, Philippines, Hy Lạp, Mỹ, Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tunisia.

Trong thông cáo chính thức của CDC, các du khách đang ở khu vực nguồn bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để biết thêm thông tin về các biện pháp phòng ngừa cơ bản như rửa tay sạch sẽ và không tiếp xúc với người có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Để tự bảo vệ mình, hãy luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên (trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh), tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng hô hấp cấp và tránh tiếp xúc với động vật.Nếu có tiếp xúc, hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.

Mặc dù hiện chưa có khuyến cáo nào về việc du lịch tới các nước thuộc bán đảo Ả rập hoặc những nước đã có báo cáo về ca bệnh, song những người từ 65 tuổi trở lên, bị bệnh mạn tính nên tiêm vắc xin chống nhiễm trùng do phế cầu. Những người thường xuyên đi du lịch tới Trung Đông được khuyên nên tiêm vắc xin cúm và viêm não.

Nếu có sốt và các triệu chứng của bệnh đường hô hấp dưới, như ho hoặc khó thở, trong vòng 14 ngày sau khi trở về từ bán đảo Ả rập hoặc các có báo cáo về ca bệnh, cần đi khám bác sĩ ngay và cho bác sĩ biết về chuyến đi của mình.

Mọi thông tin thêm mời các bạn theo dõi tại mục Cảnh báo.

Huy Phong (TH)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.