Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 28/08/2016, 19:29 PM

Hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam: Ngành bán lẻ và tiêu dùng vẫn đóng vai trò quan trọng

(NTD) - Tại diễn đàn M&A (Mua bán & Sáp nhập) vừa diễn ra tại TP.HCM, các diễn giả đã đánh giá hoạt động M&A trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng. Và với một thị trường trên 90 triệu dân, dân số trẻ, các thương vụ trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cũng rất được quan tâm.

 

Thị trường tiềm năng phát triển

Nhìn lại giai đoạn năm 2015, đi đầu các thương vụ M&A là ngành bán lẻ và hàng tiêu dùng, chiếm tới 38,46% tổng giá trị. Trong đó quy mô hai thương vụ M&A từ Thái Lan đã chiếm 24,8% giá trị M&A năm 2015 và nửa đầu năm 2016.

Tuy không có nhiều thương vụ diễn ra nhưng ngành sản xuất thực phẩm và bán lẻ lại có những thương vụ tỷ đô với sự tham gia của các doanh nghiệp ngoại. Trong ngành bán lẻ, thương vụ đáng chú ý nhất là Central Group mua lại BigC Việt Nam với giá 1,140 tỷ USD với tham vọng chi phối ngành bán lẻ Việt Nam. Tiếp đó là thương vụ CTCP Tập đoàn Vingroup mua lại hệ thống siêu thị Maximark, tuy không được tiết lộ giá trị nhưng theo giới chuyên môn, đây cũng là một thương vụ có giá trị lớn. Một thương vụ tỷ đô khác là Singha trở thành đối tác chiến lược của CTCP Tập đoàn Massan với giá trị 1,1 tỷ USD thông qua việc nắm giữ 25% cổ phần của Massan Consumer Holding và 33% cổ phần Massan Brewery.

M&A tại Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là thị trường tiềm năng, sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Ông Chritopher Kummer, Chủ tịch Viện mua lại, Sáp nhập và liên kết IMAA (Thụy Sĩ), cho rằng thị trường M&A Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ mặc dù tại thị trường châu Âu đã giảm hơn 1/3 và tại các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản cũng bắt đầu có dấu hiệu giảm nhiệt.

Đưa ra những con số thống kê về thị trường M&A tại Việt Nam, ông Chritopher Kummer cho biết, kể từ năm 2013 quy mô của các thương vụ tăng lên khoảng 3 triệu USD, nhiều thương vụ nhỏ cũng khá sôi động. Nhưng nguồn cung mới chỉ giới hạn ở một số công ty Việt Nam muốn bán đi hoặc phát triển đến mức có thể bán, lãi suất tăng. Đặc biệt, ông Chritopher Kummer cho biết thị trường M&A Việt Nam hiện đang đứng thứ 15 trên thế giới.

 

43T.S Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam

Nhà đầu tư ngoại chiếm ưu thế

Nhìn chung các thương vụ M&A tại Việt Nam trong những năm gần đây từ quy mô trên 30 triệu USD đều do các nhà đầu tư ngoại thực hiện, chủ yếu đến từ Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật Bản.

Các doanh nghiệp đến từ Singrapore tập trung vào việc mua lại các dự án bất động sản tại TP.HCM như Dux Hotel Saigon, Empire City… Khác với các doanh nghiệp Singapore, các doanh nghiệp đến từ Thái Lan tập trung vào mảng bán lẻ với 2 thương vụ lớn, đó là Central Group mua lại BigC và Singha trở thành nhà đầu tư chiến lược của Massan. Trước đó, cuối năm 2014 và đầu năm 2015, TCC cũng đã mua lại hệ thống Metro tại Việt Nam. Như vậy, 2 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam đều đã thuộc về sở hữu của nhà đầu tư Thái Lan.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhật Bản ghi dấu ấn với hai thương vụ JX Nippoon Oil & Energy mua lại 10% Petrolimex và Koizumi mua lại 23% CTCP QH Plus. Động thái này của các doanh nghiệp Nhật Bản được cho là bước đi nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới khi có dự báo sức mua tại thị trường Nhật Bản có thể giảm mạnh 8% trong 5 năm tới. Cụ thể với thương vụ mua lại 10% Petrolimex, sẽ tìm kiếm cơ hội thị trường xăng dầu tăng trưởng tốt tại Việt Nam.

Một đặc điểm đáng chú ý là xu hướng các tập đoàn quốc tế mua lại các khoản đầu tư từ các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư sau một thời gian nắm giữ có thể thoái vốn khoản đầu tư để hiện thực hóa lợi nhuận, trong khi đó các công ty nước ngoài có thể mua một lượng cổ phần lớn, thậm chí có thể chi phối hoặc có vai trò lớn trong công ty mục tiêu. Với xu hướng này, các quỹ đầu tư và các tổ chức trung gian đóng vai trò là chất xúc tác cho các thương vụ. Điển hình như thương vụ mua lại của Domesco năm 2014 và mới đây là công ty Nhật Bản mua lại 25% cổ phần của CTCP Dược Hậu Giang. Các công ty mà nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao có thể là những đối tượng cho các thương vụ M&A lớn trong tương lai, ví dụ: Dược Hậu Giang, Vinamilk, Traphaco…

44

M&A cần thêm doanh nghiệp nội địa

Tuy được coi là phát triển mạnh, những hoạt động M&A đối với doanh nghiệp Việt Nam còn ít, đặc biệt là doanh nghiệp Việt chưa có những thương vụ M&A tại nước ngoài.

Theo T.S Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, thị trường M&A ở Việt Nam đã được dự báo nhiều năm trước đối với lĩnh vực bán lẻ đã rất sôi động. Hai năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới M&A tại Việt Nam, có thể thấy qua các thương vụ mua bán sáp nhập trong những năm gần đây và người mua chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, bà Loan cũng chia sẻ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu tham gia hoạt động M&A như thương vụ Vingroup mua lại hệ thống siêu thị Maximark. Hay điển hình Saigon Co.op tham gia mua lại BigC. Mặc dù thương vụ này không thành công nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tham gia cuộc cạnh tranh M&A như một kênh để thu hút vốn.

“Ngoài ra, chỉ một hai doanh nghiệp thì không thể làm được như kỳ vọng, do đó cần thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác tham gia hoạt động này” - bà Loan nhấn mạnh.

 Ánh Hoa

NTD So 64 (254-258)_Page_20
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.