Hát Dô: Làn điệu hàng ngàn năm tuổi được công nhận Di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia
(CL&CS) - Làn điệu Hát Dô, xã Liệp Tuyết vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận Di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia.
Ngày 19/2, Ủy ban Nhân dân xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ Đón nhận Di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Dô.
Theo chính quyền địa phương, Hát Dô là một loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian mang tính nghi lễ, gắn với tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh. Lời Hát Dô thể hiện sự tôn kính của nhân dân đối với vị thần đứng đầu trong tứ bất tử Việt Nam, phản ánh nhận thức của người dân về thiên nhiên và ước mơ của người dân về một cuộc sống ấm no hạnh phúc, mùa màng bội thu.

Làn điệu hàng ngàn năm tuổi được công nhận Di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia.
Đồng thời, Hát Dô là lời ca trữ tình, nồng nàn về tình yêu nam nữ, về hạnh phúc lứa đôi. Hát Dô có 3 kiểu hát: Hát Thờ (hát trong đền), hát Trúc và hát múa Bỏ Bộ (hát ngoài sân đền). Hát Dô không có nhạc, chỉ có phách và quạt để làm đạo cụ. Chỉ mộc mạc, giản dị vậy thôi mà hát Dô vẫn truyền tải đến người nghe những giai điệu ngọt ngào, đầm ấm và thanh thoát của quê hương xứ Đoài.
Nội dung chủ yếu của các bài hát là cầu mong sự bình yên che chở của vị Thánh mà họ ngưỡng mộ, mong muốn một năm làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Tiếp đó là những câu hát về bốn mùa, về các loài hoa, nói lên khát vọng của con người trong việc nhận thức về thế giới tự nhiên.
Ông Tạ Văn Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND xã Liệp Tuyết cho biết, đây là điệu hát có từ lâu đời, hội lần cuối được tổ chức vào năm 1926. Chính quyền và Nhân dân vô cùng vui mừng, phấn khởi vì điệu hát đã được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia. Để phát huy truyền thống, giá trị của làn điệu hát Dô, chính quyền cũng đã có kế hoạch xây dựng, bảo tồn, kế thừa các điệu hát này.
Cũng trong lễ đón nhận Di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Dô, địa phương cũng đã công bố quyết định và biển tên đường Kiều Phú cho đoạn đường dài 3,6Km.
Theo Nhà báo và công luận
- ▪Hà Nội: Nghề xôi Phú Thượng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
- ▪Dòng sông miền Trung duy nhất có dòng chảy ngược, nước 'khuấy không vẩn đục', gắn liền với một Di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng
- ▪Lễ hội Vu lan thắng hội tỉnh Trà Vinh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ▪Nhà cổ 200 tuổi ở miền Tây Việt Nam được giới khảo cổ Nhật mệnh danh 'cửu đại mỹ gia', UNESCO công nhận là Di sản văn hóa
Bình luận
Nổi bật
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025
sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 09:19
(CL&CS) - Ngành Du lịch Việt Nam đã khởi đầu năm 2025 với những tín hiệu tích cực. Trong bối cảnh ngành đang phấn đấu đạt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế và 120 - 130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay, kết quả 3 tháng đầu năm cho thấy sự tăng trưởng đáng khích lệ tại nhiều địa phương.
Lễ hội chùa Tây Phương sẽ được tổ chức đầu tháng 4/2025
sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 13:39
(CL&CS) - Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận bảo vật Quốc gia (2015 - 2025) và khai hội chùa Tây Phương huyện Thạch Thất năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 2 - 4/4.
Lễ hội Thành Bản Phủ tưởng nhớ Tướng quân Hoàng Công Chất
sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 13:39
(CL&CS) - Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2025 được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm quảng bá hình ảnh, con người, nét văn hóa của các dân tộc bản địa.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.