Thứ năm, 14/03/2024, 09:24 AM

Hầm chui 'giải cứu' tình trạng ùn tắc tại phía Nam TP. HCM sẽ thông xe vào tháng 7 tới

Dự án này là công trình trọng điểm của thành phố được triển khai từ năm 2020 với tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. HCM mới đây đã cập nhật thông tin về dự án hầm băng qua nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ.

Theo đó, một nhánh hầm băng qua nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ dự kiến được thông xe vào cuối tháng 7 giúp giảm ùn tắc cho cửa ngõ phía Nam thành phố.

Đây là công trình trọng điểm của TP. HCM được triển khai từ năm 2020 với tổng mức đầu tư 830 tỷ đồng (giai đoạn một). Dự án gồm hai hầm ở mỗi chiều đường Nguyễn Văn Linh, mỗi hầm dài 456m, ba làn xe, vận tốc 60km/h; phía trên làm đảo tròn cùng các nhánh rẽ.

ham-chui

Toàn cảnh nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ tại TP. HCM

Theo ông Phúc, sau 4 năm triển khai, toàn dự án hiện đạt khoảng 60% khối lượng. Trong đó, gói thầu xây lắp số 2 xây dựng hầm chui HC2 (hướng từ quận 7 đi Bình Chánh) đạt 77%, dự kiến đơn vị sẽ cho thông xe vào cuối tháng 7. Nhánh hầm HC1 ở hướng ngược lại cùng toàn bộ hạng mục liên quan cũng được đặt mục tiêu hoàn thành cuối năm nay.

Cũng theo chủ đầu tư, quá trình triển khai dự án gặp nhiều khó khăn trong điều kiện thi công ở khu vực có mật độ xe rất lớn. Đặc biệt sau khi nút giao được rào chắn toàn bộ từ hôm 7/2, tình hình giao thông thêm căng thẳng, cần nhiều lực lượng bao gồm CSGT, thanh tra giao thông, đơn vị thi công... tăng cường điều tiết, hạn chế tối đa ùn tắc.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ có lưu lượng xe rất lớn nên quá trình thi công hầm chui ít nhiều ảnh hưởng người dân.

Vì vậy đơn vị thi công phải phối hợp chặt chẽ, bố trí lực lượng nhằm đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế tối đa ùn tắc. Các bên liên quan cần chủ động kế hoạch, kịch bản nhằm xử lý các tình huống phát sinh, nhất là khi thành phố chuẩn bị đến mùa mưa sẽ ảnh hưởng thi công.

TP. HCM là thành phố trực thuộc Trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095km2.

Đây cũng là thành phố lớn nhất Việt Nam (gần 8,9 triệu người) về dân số và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.

Tháng 1 vừa qua, Sở Giao thông vận tải TP. HCM vừa có báo cáo kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2023 và kế hoạch thực hiện trong năm 2024. Trong báo cáo này, Sở có nêu về việc xử lý ùn ứ giao thông các điểm nóng kẹt xe.

Qua theo dõi cả năm 2023 tại 24 điểm có nguy cơ ùn tắc ở TP. HCM thì có 4 điểm chuyển biến tốt, 12 điểm có chuyển biến nhưng tình hình giao thông vẫn phức tạp, 8 điểm không chuyển biến. Tổng cả năm tại 24 điểm này có 4.469 vụ ùn ứ giao thông.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Tuyến đường giao thông lớn nhất tỉnh Ninh Bình sẽ khai thác vào dịp 2/9 tới đây

Tuyến đường giao thông lớn nhất tỉnh Ninh Bình sẽ khai thác vào dịp 2/9 tới đây

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 23:21

Dự án giao thông 1.900 tỷ đồng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang được gấp rút hoàn thiện, góp phần thay đổi 'bộ mặt' hạ tầng địa phương.

Cập nhật tiến độ dự án tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng rộng bậc nhất Việt Nam

Cập nhật tiến độ dự án tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng rộng bậc nhất Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 18:48

Với quy mô 120-180m, tuyến đường này đã phá kỷ lục của Đại Lộ Thăng Long- tuyến đường từng được mệnh danh đại lộ hiện đại, rộng nhất Việt Nam với mặt cắt ngang trung bình 140m.

Bất động sản giúp nền kinh tế lớn nhất Việt Nam thu về 80.000 tỷ chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024

Bất động sản giúp nền kinh tế lớn nhất Việt Nam thu về 80.000 tỷ chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 17:09

Doanh thu bất động sản của thành phố sở hữu nền kinh tế lớn nhất Việt Nam cho thấy chiều hướng tích cực của lĩnh vực này tại đây.