Thứ năm, 10/03/2022, 09:57 AM

Hải Phòng: Triệt phá vụ buôn lậu hàng nghìn hộp thuốc Liên hoa thanh ôn

(CL&CS) - 4.000 hộp thuốc Liên Hoa Thanh Ôn được cho là có tác dụng điều trị Covid-19 mang chữ nước ngoài không rõ nguồn gốc vừa bị Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an thành phố Hải Phòng) bắt giữ.

Trong ngày 8/3,Công an TP Hải Phòng cho biết, đang điều tra, làm rõ vụ giao dịch 2.800 hộp thuốc Liên hoa thanh ôn được phát hiện, thu giữ vào lúc 19h45 tối 7/3 tại khu vực bãi đỗ xe ô tô ở số 440 Tô Hiệu, quận Lê Chân, TP Hải Phòng.

Thời điểm trên, lực lượng cảnh sát kinh tế phát hiện Tô Đức Hồng (39 tuổi, ở xã Quyết Tiến, huyện Tiên Lãng), Phạm Thị Ánh Nguyệt (31 tuổi, ở xã An Tiến, huyện An Lão) đang giao 2.800 hộp thuốc Liên hoa thanh ôn cho Phạm Thúy Nga (46 tuổi, trú tại xã An Đồng, huyện An Dương).

Tại thời điểm kiểm tra, các đối tượng trên không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

lien-hoa-thanh-on-0705

Theo lời khai ban đầu, họ nghe “quảng cáo” trên mạng xã hội là thuốc “Liên hoa thanh ôn” nói trên chữa được bệnh Covid-19 nên mua bán kiếm lời.

Qua khai thác, các đối tượng đã giao nộp thêm một lượng lớn thuốc “Liên hoa thanh ôn” và tổng số hàng hóa mà các trường hợp thực hiện việc vận chuyển, buôn bán lên tới trên 4.000 hộp thuốc “Liên hoa thanh ôn”.  

Hiện, công an Hải Phòng đang tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, tại Hà Nội, Đội quản lý thị trường số 5 cũng phối hợp với Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an quận Hai Bà Trưng kiểm tra một số đối tượng nghi vấn đang vận chuyển tiêu thụ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm.

Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện một người đang vận chuyển 400 vỉ thuốc Liên Hoa Thanh Ôn (được giới thiệu là thuốc điều trị COVID-19) không có hóa đơn, chứng từ. Số hàng hóa trên do Lê Mạnh Hoàng (34 tuổi) làm chủ, trị giá hàng hóa ước tính là 16 triệu đồng.

Đội 5 cũng phát hiện Nguyễn Việt Hà (31 tuổi) đang vận chuyển 1.000 kit xét nghiệm COVID-19 trước số nhà 215 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng. Toàn bộ số kit xét nghiệm không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Trị giá hàng hóa là 280 triệu đồng. 

 Lực lượng chức năng đã lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính 16 triệu đồng, đồng thời tịch thu toàn bộ tang vật để xử lý theo quy định.

Trong khi đó, Đội quản lý thị trường số 17 phối hợp cùng Công an TP Hà Nội kiểm tra hàng hóa được chở trên ô tô 30G-514.42 đang dừng đỗ chờ giao hàng trước cổng tòa nhà C14 Bắc Hà, quận Nam Từ Liêm và phát hiện 2.000 hộp thuốc Liên Hoa Thanh Ôn, trên bao bì không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không có hóa đơn chứng từ, trị giá hàng hóa ước tính 160 triệu đồng. 

Lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hàng với số tiền 90 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.

Thanh Tùng

Bình luận

Nổi bật

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 17:01

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định dữ liệu truy xuất sản phẩm, hàng hóa phải tối thiểu 10 thông tin cơ bản giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc hàng hóa.