Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 15/07/2017, 10:42 AM

Hai cổ phiếu ITA và KBC “dắt nhau” tăng giá

(NTD) - Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua trở nên sôi động hơn khi hàng loạt cổ phiếu doanh nghiệp từng rơi vào khó khăn đã quay đầu tăng trở lại. Điển hình là cổ phiếu ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo và cổ phiếu KBC của CTCP Phát triển đô thị Kinh Bắc.

Capture
Ông Đặng Thành Tâm quyết tâm tái cơ cấu nợ vay KBC khi quyết định chuyển nhượng dự án tâm huyết Diamond Rice Flower.

Tính từ đầu năm đến ngày 4/7, cổ phiếu ITA và KBC đã tăng mạnh trở lại, đặc biệt là cổ phiếu ITA nhờ nhiều thông tin tích cực sau ĐHCĐ thường niên năm 2017.

Sự trở lại của cặp đôi ITA và KBC

Cụ thể là, giá ITA đã tăng trần đạt 4.320 đồng/cổ phiếu (4/7), tương ứng tăng 9,6% so với phiên giao dịch hồi đầu năm (3.940 đồng/cổ phiếu). Cùng lúc KBC đạt 17.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng 22,5% so với giá tại ngày 3/1 (13.950 đồng/cổ phiếu).

Được biết, vào cuối tháng 9/2012, hai doanh nghiệp này gặp khó khi giá cổ phiếu lao dốc mạnh xuống dưới mệnh giá. Khi ấy, theo báo cáo soát xét công ty mẹ thì ITA có lợi nhuận sau thuế âm 12 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước đạt 66 tỷ đồng. Doanh thu cũng chỉ đạt vọn vẻn 19 tỷ đồng. Nhìn từ kết quả kinh doanh cho thấy ITA chìm ngập trong khó khăn và chưa tìm ra lối thoát. Bên cạnh đó, tại báo cáo hợp nhất 6 tháng đầu năm 2012 của KBC cho thấy công ty này lỗ tới 124 tỷ đồng, doanh thu vỏn vẹn chỉ 175 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay lên tới 158 tỷ đồng. Nợ vay tăng lên gần 4.000 tỷ đồng, hàng tồn kho 6.000 tỷ đồng.

Nguyên nhân khiến 2 doanh nghiệp rơi vào sụt giảm mạnh chính là sự đầu tư dàn trải, đa ngành dẫn tới việc huy động vốn quá lớn từ ngân hàng với lãi suất cao đã làm doanh nghiệp không kịp trở tay. Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT KBC, khi ấy cũng thừa nhận đó là sai lầm.

Tuy nhiên, ITA và KBC vốn là 2 doanh nghiệp mạnh về quỹ đất trên thị trường do đó cũng được các nhà đầu tư kỳ vọng. Còn nhớ, vào thời điểm khó khăn nhất, các chuyên gia nhận định nếu ITA và KBC cầm cự qua được giai đoạn này, khi nền kinh tế phục hồi, lĩnh vực cho thuê đất khu công nghiệp (KCN) sẽ phát triển mạnh.

Và không ngoài dự đoán, trong năm 2016, dòng vốn FDI giải ngân vào Việt Nam đạt con số kỷ lục với 15,8 tỷ USD. Chỉ riêng trong 2 tháng đầu năm 2017, con số này đã đạt 1,6 tỷ USD, tác động mạnh lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN, trong đó có KBC. Cụ thể, tập đoàn Hanwha Techwin đầu tư dự án trên diện tích 6 ha tại KCN Quế Võ của KBC, với tổng mức đầu tư 100 triệu USD. Đây cũng là dự án đầu tư lớn thứ 2 được cấp phép tại Bắc Ninh trong năm 2017 của KBC.

Mặc dù, ITA không nằm trong danh sách được hưởng lợi tích cực nhưng cho đến thời điểm này, giá cổ phiếu đã tăng trở lại.

Không chỉ vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của cả 2 doanh nghiệp đang dần lấy lại sự tin tưởng cho nhà đầu tư. Cụ thể, theo báo cáo hợp nhất quý 1/2017, ITA ghi nhận khoản nợ phải trả là 2.606 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,5% so với thời điểm cuối năm 2016. Doanh thu đạt 148,5 tỷ đồng, tăng mạnh 59,3% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tài chính giảm 21,4% đạt 22,2 tỷ đồng so với cùng kỳ, trong đó, chi phí lãi vay là 11,7 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế đạt 23,7 tỷ đồng, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm trước.

Về phía KBC, cũng ghi nhận mức nợ phải trả giảm 5,3% so với thời điểm cuối năm. Mặc dù, doanh thu có sự giảm nhẹ 2,4% đạt 435,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng mạnh đạt 180,6 tỷ đồng. Chi phí tài chính và chi phí lãi vay đều giảm so với cùng kỳ.

ita
 

Nỗ lực hồi sinh

Có thể thấy, trong thời gian vừa qua, ITA cũng như KBC đã rất nỗ lực để tái cơ cấu thông qua phát hành cổ phiếu gán cho chủ nợ, đã giúp giảm mạnh khối nợ khổng lồ từ năm 2014. Cụ thể, nợ phải trả của ITA giảm từ hơn 4.000 tỷ đồng năm 2014 xuống còn hơn 2.600 tỷ đồng. Riêng KBC, năm 2015 công ty đã thanh toán gần 1.100 tỷ đồng nợ gốc và năm 2016 đã thanh toán 815 tỷ đồng nợ gốc.

Đáng chú ý, ITA trong năm nay không còn phát hành riêng lẻ cổ phiếu để cấn trừ nợ và không gây áp lực pha loãng cổ phiếu như năm trước.

Ông Tâm đã thể hiện quyết tâm tái cơ cấu nợ vay khi quyết định chuyển nhượng dự án tâm huyết bấy lâu nay là Dự án Tháp bông lúa Diamond Rice Flower. Cụ thể, KBC đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp trị giá 1.500 tỷ đồng, chiếm 100% vốn tại Công ty TNHH MTV Phát triển Khách sạn Hoa Sen, cho bên nhận chuyển nhượng là CTCP Đầu tư Mặt trời mọc.

Cũng khá giống với các doanh nghiệp khác như CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) khi bán đi mảng lớn mía đườngcho Công ty Thành Thành Công (TTC), KBC đã đón nhận sự tích cực từ thị trường khi giá cổ phiếu không ngừng tăng.

Theo đánh giá của bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán Vietcombank (VCBS), KBC là doanh nghiệp hàng đầu trong kinh doanh bất động sản KCN do có lợi thế lớn về quỹ đất tích lũy chiếm gần 8% tổng số diện tích đất KCN trên toàn quốc cùng với chi phí giải phóng mặt bằng rẻ. Do vậy, triển vọng kinh doanh trong dài hạn của KBC vẫn sẽ ổn định do nhu cầu thuê đất KCN được kỳ vọng vẫn tiếp tục tăng theo nguồn vốn FDI.

 Ánh Hoa

_NTD_So 102_xem4
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.