Thứ tư, 29/11/2023, 07:35 AM

Hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI): Phương pháp tính Chỉ số Hạ tầng chất lượng toàn cầu (GQII) (Phần cuối)

(CL&CS) - Trong số trước đã trình bày các nội dung Phương pháp tính Chỉ số Hạ tầng chất lượng toàn cầu (GQII): 1. GQII sử dụng dữ liệu đã được công bố; 2. Thách thức trong việc thu thập dữ liệu về hoạt động công nhận; 3. Công thức GQII. Trong phần này trình bày tiếp các nội dung: 4. Kết quả tính toán, xếp hạng; 5. Hiệu quả của chỉ số GQII; 6. Triển vọng trong tương lai.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

4. Kết quả tính toán, xếp hạng

GQII xếp hạng 184 nước dựa theo sự phát triển NQI và ba thứ hạng về đo lường, tiêu chuẩn và công nhận.

Nước đứng đầu trong tất cả các lĩnh vực sẽ đạt 100 điểm. Tại GQII 2020, nước được xếp hạng cao nhất đạt số điểm 99,5 (Đức), trong khi các nước xếp hạng cuối cùng có tổng điểm là 24,0 (Quần đảo Solomon, Nam Sudan và Timor Leste).

Toàn cảnh thế giới cho thấy sự phân chia theo hướng bắc nam. Bắc Mỹ và Tây Âu có NQI rất phát triển. Ngược lại, một số khu vực lớn của châu Phi và một số khu vực của châu Mỹ Latinh và châu Á có nước với NQI thấp hoặc hầu như không phát triển. NQI phát triển cao ở Australia, Nhật Bản và các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Đồng thời, có thể nhận thấy một số nước đi chệch khỏi mô hình chung trên lục địa của họ. Đây thường là các nước tương đối nhỏ được cung cấp nhiều dịch vụ NQI từ các nước láng giềng lớn hơn của họ. Ví dụ có thể kể đến Belize, Iceland, Lichtenstein và Tajikistan. Trong những trường hợp này, xếp hạng thấp không có nghĩa là các doanh nghiệp bản địa sẽ không nhận được những dịch vụ NQI cần thiết. Các trường hợp ngoại lệ khác như Venezuela cho thấy hậu quả của các khủng hoảng về thể chế và chính trị địa phương đang diễn ra.

Bảng xếp hạng GQII của một số nước

Nước

GQII 2020

Xếp hạng tổng GQII 2020

Xếp hạng GQII Đo lường

Xếp hạng GQII Tiêu chuẩn

Xếp hạng GQII Công nhận

Đức

99,5

       

Trung Quốc

99,4

       

Hoa Kỳ

98,9

   

10

 

Anh Quốc

98,8

       

Nhật Bản

98,0

     

13

Hàn Quốc

97,2

     

14

 

97,0

 

16

   

Pháp

97,0

     

20

Tây Ban Nha

96,4

 

12

 

10

Ấn Độ

95,6

10

19

   
           

Philippines

77,9

50

63

45

57

           

Việt Nam

76,8

54

60

64

36

           

Nhìn vào xếp hạng, có thể thấy sự đồng đều rõ rệt ở các vị trí. Nếu một nước phát triển đo lường tốt, các hoạt động tiêu chuẩn và công nhận cũng không hề kém. Điều tương tự cũng quan sát được ở các nước trung bình và phát triển thấp. Có một số trường hợp ngoại lệ: ở một số quốc gia châu Phi (Algeria, Jordan, Côte d’Ivoire, Lebanon và Uganda), đo lường tương đối yếu so với tiêu chuẩn và công nhận.

Ngược lại, các nước ở vùng Caribe được hưởng nhiều hỗ trợ của Tổ chức Tiêu chuẩn và Chất lượng Khu vực CARICOM (CARICOM Regional Organization for Standards and Quality, CROSQ), là thành viên của BIMP và do đó hoạt động đo lường được chú trọng hơn. Một số ngoại lệ khác là chỉ số thấp trong hoạt động công nhận ở Israel và Cộng hòa Kyrgyzstan hoặc chỉ số thấp trong tiêu chuẩn hóa của Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), do đó không có tư cách thành viên trong ISO. Chỉ số thấp về hoạt động tiêu chuẩn của Hoa Kỳ là do nước này áp dụng ít các tiêu chuẩn ISO/IEC hơn so với mặt bằng chung [Choi và Puskar, 2014].

Hiện nay, GQII chưa công bố chính thức về sự thay đổi của các vị trí xếp hạng. Tuy nhiên, trong tương lai, việc tính toán GQII sẽ được thực hiện một cách rõ ràng, khách quan để cung cấp thông tin về sự thay đổi của các vị trí xếp hạng. Cơ sở dữ liệu GQII chứa đựng các thông tin bổ sung có thể được sử dụng cho các nghiên cứu, phân tích khác về QI. Đánh giá NQI của một nước luôn cần được bổ sung bằng các phân tích định tính của các chuyên gia trong chính các nước đó.

5. Hiệu quả của chỉ số GQII

Dữ liệu NQI có thể được so sánh với các chỉ số xếp hạng toàn cầu khác. Một mối quan tâm đặc biệt đối với GQII là mối quan hệ giữa NQI và phát triển kinh tế. GQII đưa ra khả năng so sánh dữ liệu NQI của các nước với các số liệu thống kê hiện có trên toàn cầu. Tác giả đã phân tích mối tương quan của GQII với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người, xuất khẩu hàng hóa dịch vụ và ECI.

Mọi người thường nghĩ rằng sự phát triển của NQI tại một nước phụ thuộc vào sự giàu có của nước đó. Tuy nhiên, tương quan giữa GQII và GDP bình quân đầu người là 0,58, giá trị này lớn hơn 0,5 nên thể hiện một mối tương quan giữa GQII và GDP là tích cực. NQI có tầm quan trọng đặc biệt đối với một số lĩnh vực nhất định của các nước.

Một số nước có tiềm lực tài chính cao nhưng lại có NQI kém phát triển. Ví dụ: Macao, Brunei và Bahamas thường sử dụng các hoạt động NQI do các nước láng giềng cung cấp.

Ngược lại, một số quốc gia ít tiềm lực tài chính nhưng có NQI lại tương đối phát triển, như Ấn Độ, Indonesia, Kenya và Ukraine. Ở các nước này, NQI thường nhắm mục tiêu vào các khu vực năng động và phát triển trong nước.

Nói tóm lại, tiềm lực tài chính của một nước không phản ánh sự phát triển của NQI.

Mối tương quan giữa mức độ phát triển NQI và xuất khẩu là rõ rệt, với mối tương quan là 0,89. Hiện nay, NQI là một trong những yêu cầu của WTO.

Tổ chức Thương mại Thế giới, các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương đề cập đến việc thừa nhận lẫn nhau của các dịch vụ đánh giá được công nhận. Mặc dù không có kết luận nào có thể được rút ra từ mối tương quan trên, nhưng biểu đồ trên gợi ý về việc các nước phát triển NQI dựa theo hoạt động xuất khẩu của các nước.

Mối tương quan giữa NQI và ECI cũng được đánh giá cụ thể. ECI đo lường mức độ phát triển của một nước dựa trên hàm lượng tri thức trong các sản phẩm xuất khẩu. Chỉ số  này dự đoán tăng trưởng kinh tế và kết nối các chỉ số về sự bất bình đẳng thu nhập quốc tế [Hartmann và Hidalgo, 2017]. Giá trị 0,79 thể hiện mối tương quan giữa GQII và  ECI là khả quan, mặc dù giá trị thấp hơn so với xuất khẩu.

Ở một số nước (Trung Quốc, Ba Lan, Mauritania), sự phát triển của NQI tương ứng với sự phát triển kinh tế của các nước.

Ở các nước dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên (Úc, Azerbaijan, Nigeria và Peru), NQI được phát triển tương đối tốt so với sự phát triển kinh tế của các nước.

Ở các nước công nghệ cao (Nhật Bản, Thụy Sĩ, Cộng hòa Séc, Đức và Mỹ), NQI phát triển mạnh mẽ so sự phát triển kinh tế của các nước. Cùng với sự phát triển công nghệ và các hoạt động NQI, các tổ chức khác của hệ thống Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (STI) cũng được phát triển tốt để đảm nhận các nhiệm vụ tương ứng tại các nước này.

Trong trường hợp của các nước đang phát triển và trong giai đoạn chuyển đổi (Bosnia và Herzegovina, El Salvador, Eswatini và Liberia), NQI phát triển hơn so sự phát triển kinh tế của các nước.

Có thể thấy rằng, NQI có thể trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển đa dạng hóa của nước trong tương lai. Nhìn chung, việc so sánh dữ liệu GQII với các dữ liệu xếp hạng khác đã chứng minh được mối tương quan chặt chẽ giữa hiệu quả kinh tế và mức độ phát triển tương đối của NQI các nước.

6. Triển vọng trong tương lai

Chỉ số GQII năm 2020, tập hợp dữ liệu của 184 quốc gia, là một “cột mốc quan trọng” trong quá trình phát triển về tính toán NQI trên toàn thế giới. Dựa trên chỉ số GQII, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này sẽ có cái nhìn tổng quan cho các chương trình và dự án của họ. Dữ liệu từ GQII có thể được sử dụng trong thiết kế dự án nghiên cứu cơ bản. Trong bối cảnh khu vực, dữ liệu GQII cho phép đánh giá điểm chuẩn và học hỏi lẫn nhau giữa các nước. Đồng thời, dữ liệu và xếp hạng NQI được sử dụng để đánh giá hiện trạng phát triển hiện tại.

Với mối tương quan của NQI như trên, việc thuyết phục các nhà hoạch định chính sách đầu tư nguồn lực vào NQI sẽ có tính khả thi cao, đồng thời, hiểu rõ hơn mối tương quan giữa đầu tư NQI và phát triển kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách ở các nước có các dự án đầu tư cho NQI cao nhưng không biết các khoản đầu tư đã được sử dụng hiệu quả hay chưa. Đây là thời điểm mà dữ liệu GQII có thể cung cấp những thông tin có giá trị.

GQII cung cấp một tổng quan cơ bản về hiện trạng phát triển NQI ở một nước. Để có một phân tích chi tiết, các nhà nghiên cứu cần thực hiện đánh giá chi tiết tất cả dữ liệu GQII. Thông tin định tính và các đánh giá của chuyên gia sẽ được sử dụng khi phân tích chi tiết về NQI của một nước. Bên cạnh đó, cần có các nghiên cứu làm rõ sự khác biệt như thế nào trong hiện trạng phát triển của đo lường, tiêu chuẩn và công nhận của NQI.

Việc thu thập dữ liệu thông qua cách tính chỉ số GQII đã thể hiện tính minh bạch và chất lượng của dữ liệu.

Đối với đo lường, KCDB là một nguồn dữ liệu tin cậy và dễ truy cập. Việc đo lường số lượng CMC không nhất thiết là một chỉ số xem xét năng lực đo lường của một nước. Phạm vi CMC đã được các chuyên gia đo lường xác nhận ý nghĩa của nó.

Trong tiêu chuẩn hóa, dữ liệu Khảo sát ISO mang tính thông tin vì chúng ghi lại việc sử dụng các tiêu chuẩn quản lý của các doanh nghiệp. Vì những dữ liệu này dựa trên một cuộc khảo sát và không rõ tổ chức chứng nhận nào đã cung cấp thông tin, nên việc hiểu sai dữ liệu có thể xảy ra. Tuy nhiên, những vấn đề có thể được giảm thiểu nếu dữ liệu Khảo sát ISO hiện tại của một nước có thể so sánh được với các dữ liệu tương đương của những năm trước.

Thông tin của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận được tập hợp bằng cách tham khảo trang web của 165 cơ quan công nhận trên toàn thế giới. Hiện tại vẫn chưa có cách trình bày dữ liệu một cách minh bạch. Để có thể minh bạch hóa dữ liệu, tác giả khuyến nghị các cơ quan công nhận quốc gia xây dựng một hướng dẫn để thu thập và trình bày dữ liệu và thống kê của các cơ quan công nhận quốc tế và khu vực được xuất bản ở cấp độ tổ chức cá nhân và nước. Việc công bố dữ liệu này sẽ dẫn đến tính minh bạch hóa và mức độ tin cậy của thông tin. Trên thực tế, hoạt động công bố này sẽ khiến cho một số cơ quan công nhận quan tâm hơn đến dữ liệu của họ, qua đó, trang web của họ trở nên thân thiện hơn với người sử dụng.

Việc xếp hạng các nước theo mức độ phát triển NQI không thể tránh khỏi mâu thuẫn. Một số các chuyên gia lo ngại rằng bảng xếp hạng có thể “bị chỉ trích” bởi các đại diện nước có thứ hạng thấp hơn. Một lần nữa khẳng định lại, xếp hạng này không cho phép bất kỳ kết luận trực tiếp nào là “càng cao, càng tốt”; với các nước có thương mại hạn chế như Bhutan, xếp hạng 151 hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Việc lựa chọn các chỉ số đánh giá cũng có thể được đặt câu hỏi. Chắc chắn rằng việc đánh giá mức độ phát triển NQI của một nước là không thể đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Mặt khác, việc sử dụng các chỉ số phụ khác nhau đảm bảo rằng đánh giá tổng thể về NQI của một nước mang tính chính xác tương đối. Vì vậy, các chuyên gia tập trung các nhóm về công nhận và đo lường về cơ bản đã khẳng định tính hợp lý của việc xếp hạng các nước.

Cần có bảng xếp hạng mức độ phát triển tương đối của NQI để so sánh chúng với các bảng xếp hạng khác. Mối tương quan của sự phát triển NQI với kết quả hoạt động xuất khẩu và sự phát triển kinh tế của các nước là một minh chứng quan trọng để tiếp tục đầu tư phát triển NQI.

Tóm lại, cơ sở dữ liệu và xếp hạng GQII là một bước tiến quan trọng đối với hoạt động thúc đẩy NQI dựa trên bằng chứng, dữ liệu xác thực. Cơ sở dữ liệu cung cấp các dữ liệu có giá trị có thể được sử dụng cho các loại phân tích khác nhau. GQII cung cấp một nền tảng mở để thúc đẩy phát triển NQI theo hướng dữ liệu./.

TS. Hà Minh Hiệp

Bình luận

Nổi bật

Đào tạo chuyên gia kiểm kê khí nhà kính cho sản phẩm thép

Đào tạo chuyên gia kiểm kê khí nhà kính cho sản phẩm thép

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 15:32

(CL&CS) - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) vừa phối hợp với BSI Việt Nam tổ chức khóa đào tạo chuyên gia về kiểm kê KNK theo yêu cầu của TCVN ISO 14067/ISO 14067 và CBAM cho sản phẩm thép.

Tiêu chuẩn ASTM về đánh giá tài sản thương mại vừa được cập nhật

Tiêu chuẩn ASTM về đánh giá tài sản thương mại vừa được cập nhật

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 10:15

(CL&CS) - Ủy ban đánh giá môi trường, quản lý rủi ro và hành động khắc phục của ASTM Quốc tế (E50) cập nhật hướng dẫn tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng tài sản thương mại. Tiêu chuẩn có tên gọi là quy trình đánh giá tình trạng tài sản cơ bản (E2018 ).

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sửa đổi luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sửa đổi luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 14:23

(CL&CS)- Ngày 19/4, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.