Thứ tư, 24/04/2024, 21:01 PM

Việt Nam họp bàn về dự án kênh đào khổng lồ 1,7 tỷ USD nguy cơ làm thay đổi dòng chảy sông Mekong

Dự tính khi có kênh đào Phù Nam - Techo, sự thiếu hụt nước ở ĐBSCL sẽ trầm trọng hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến canh tác của vùng vào mùa khô.

Dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Techo Funan) dài khoảng 180km, nối sông Mekong với biển của Campuchia phía Tây Nam. Kênh đào đi qua 4 tỉnh gồm Kandự ánl, Takeo, Kampot và Kep, hai bên bờ sông có khoảng 1,6 triệu người sinh sống. 

Dự án có chi phí ước tính 1,7 tỷ USD, gồm ba đập đường thủy, 11 cầu và 208km đường hai bên, dự kiến do Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc CRBC thực hiện theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao. Hình thức này cho phép bên thi công vận hành và thu lợi nhuận trong khoảng 50 năm.

se xay kenh dao Campuchia, Phu Nam Tech

Các chuyên gia quốc tế cho rằng, xây dựng kênh đào sẽ đóng vai trò như một con đập, ngăn nước từ thượng nguồn chảy tới những khu vực quan trọng ở hạ nguồn sông Mekong. Và việc chuyển hướng dòng chảy từ sông Mekong vào kênh đào Funan Techo có thể tạo ra vùng trũng ngập ở phía Bắc con kênh và vùng khô hạn ở phía Nam. Điều đó sẽ tác động đáng kể đến các hoạt động nông nghiệp, đe dọa môi trường sống của các loài sinh vật trong khu vực.

Quá trình thi công cũng đòi hỏi phải di dời lượng lớn trong 1,6 triệu dân hiện sinh sống dọc hai bên kênh đào dự kiến. Điều này sẽ tạo ra nhiều gián đoạn, bất tiện cho nhiều cộng đồng dân cư.

Trong báo cáo của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam gửi Cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) cũng nhận định: Trường hợp Campuchia không chỉ sử dụng kênh đào cho mục đích giao thông thủy mà còn hướng đến đa mục tiêu phát triển nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ và thương mại thì ước tính sơ bộ lưu lượng khai thác có thể lên đến 150 m3/giây, chiếm khoảng 30% lưu lượng về sông Hậu trong mùa kiệt. Qua đó có thể khiến tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL trở nên gay gắt, khó lường hơn.

Ngày 23/4, tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban sông Mekong Việt Nam phối hợp Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong quốc tế tổ chức cuộc họp tham vấn về vấn đề này.

PGS, TS Lê Anh Tuấn, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ) dự tính, khi có kênh đào Phù Nam - Techo, sự thiếu hụt nước ở ĐBSCL sẽ trầm trọng hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng trên một nửa diện tích canh tác của vùng trong tương lai vào mùa khô.

"Trong khi đó, vào mùa mưa, kênh đào Phù Nam - Techo với đường đắp bờ hai bên thành đường giao thông và đô thị hóa cũng có thể trở thành con đê cắt ngang qua các cánh đồng ngập lũ (lũ trên sông Mekong là lũ tràn đồng). Từ đó làm thay đổi nghiêm trọng về phân bổ nước về vùng trũng Tứ giác Long Xuyên, ảnh hưởng đến vùng sản xuất lúa lớn nhất của ĐBSCL", PGS Lê Anh Tuấn nói.

Đại diện Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết đến nay, trên cơ sở nghiên cứu các thông tin thông báo về dự án cho Ủy hội sông Mekong quốc tế của Campuchia, Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã trao đổi song phương với phía Campuchia.

Đồng thời, đề nghị phía Campuchia chia sẻ các thông tin chi tiết về dự án, bao gồm báo cáo khả thi dự án; tiến hành nghiên cứu chung về tác động của dự án; áp dụng hướng dẫn đánh giá tác động xuyên biên giới của Ủy hội sông Mekong quốc tế. Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong quốc tế cũng đang nghiên cứu độc lập về tác động của dự án kênh đào Phù Nam - Techo, đặc biệt là các tác động xuyên biên giới, để đề xuất các biện pháp giảm thiểu và giám sát tác động.

Ngọc Trà

Bình luận

Nổi bật

Cập nhật tiến độ các dự án trọng điểm là 'bàn đạp' để Đà Lạt trở thành thành phố thông minh

Cập nhật tiến độ các dự án trọng điểm là 'bàn đạp' để Đà Lạt trở thành thành phố thông minh

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 14:11

Đây đều là những dự án trọng điểm trong việc xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh.

Huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình sắp trở thành khu kinh tế tổng hợp quy mô hơn 53.000ha​

Huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình sắp trở thành khu kinh tế tổng hợp quy mô hơn 53.000ha​

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 13:50

Địa phương này của tỉnh Hòa Bình sẽ được quy hoạch là vùng huyện “Phát triển kinh tế tổng hợp, thương mại - dịch vụ, nông lâm thủy sản giá trị cao, công nghiệp địa phương; phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa cộng đồng và sinh thái của tỉnh Hòa Bình”.

Khu vực luôn là 'đầu tàu kinh tế' Việt Nam sẽ trở thành vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước

Khu vực luôn là 'đầu tàu kinh tế' Việt Nam sẽ trở thành vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:49

Đây là khu vực bao gồm TP. HCM và 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh.