Thứ sáu, 12/04/2024, 20:18 PM

“Hạ sốt” cuộc đua tuyển sinh vào lớp 1

(CL&CS) - “Muốn phát triển hệ thống giáo dục cần phải hợp tác công - tư. Nhà nước có vai trò trong trường tư thục để “khống chế” học phí”, TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), cho rằng, hiện nay, cung và cầu chưa hợp nhau. Trường công lập còn hạn chế, trong khi trường tư thục phải hoạt động theo cơ chế thị trường, học phí cao. Do đó, phụ huynh và học sinh ít sự lựa chọn, buộc phải chạy đua.

Theo ông Lâm, phải giải quyết vấn đề trường học một cách tổng thể và dài hơi, chứ không thể “năm nào cũng than”.

TS Nguyễn Tùng Lâm.

TS Nguyễn Tùng Lâm.

 
TS Nguyễn Tùng Lâm. 

“Chính quyền các tỉnh, thành phố phải căn cứ sự phát triển dân số cả về tự nhiên và cơ học để chủ động hệ thống giáo dục. Học phí các trường tư thục hiện nay cao là đúng, do nhà đầu tư phải chịu tiền đất và đầu tư hạ tầng nhiều. Tại sao không kết hợp công - tư bằng cách Nhà nước giao đất sạch cho nhà đầu tư? Nhà nước sẽ có quyền can thiệp vào chi phí giáo dục của trường sao cho phù hợp”, TS Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.

Ông cho rằng, “cơn sốt trường học” là nhu cầu của xã hội. Do đó, phải đưa ra quan điểm giáo dục học là vì phát triển bản thân của mỗi học sinh. Các trường phải có điều kiện tương đương nhau, không phải lo chất lượng.

“Muốn phát triển hệ thống giáo dục cần phải hợp tác công - tư. Nhà nước có vai trò trong trường tư thục để “khống chế” học phí, nhằm giảm giá thành cho học sinh. Việc này phải làm luôn với tinh thần quyết liệt và cần giao cho địa phương, gắn trách nhiệm cho người đứng đầu”, TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Cuộc đua vào lớp 1 tại Hà Nội chưa từng hạ nhiệt khi phần đông phụ huynh muốn con em vào trường công lập, học phí rẻ hơn nhiều lần so với tư thục.

Hiện nay, các trường tiểu học công lập chất lượng cao của Hà Nội đặt tiêu chí về điều kiện đầu vào. Thực tế cho thấy, các trường sàng lọc trước thi là phổ biến. Đa số trường chất lượng cao có tỷ lệ chọi rất lớn, nếu không thi tuyển sẽ khó công bằng. Do đó, nhiều phụ huynh buộc phải cho con đi học tiền tiểu học, bổ sung năng khiếu, tiêu chuẩn, hy vọng được xét tuyển vào trường công lập.

Bài toán học phí cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều phụ huynh cố gắng “dồn” con vào trường công lập khi mới đây, 30 trường THPT tư thục ở Hà Nội công bố học phí lớp 10 năm học tới với mức 1,5 - 60 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm phí học bổ trợ, tăng cường, năng khiếu.

Trong đó, phổ thông liên cấp Olympia (Nam Từ Liêm) là trường tư thục có học phí cao nhất ở Hà Nội, khoảng 220-597,5 triệu đồng/năm (học 10 tháng), tùy hệ song ngữ hay song bằng quốc tế.

Theo Tri thức và Cuộc sống

Bình luận

Nổi bật

Bộ GD&ĐT: Triển khai Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường

Bộ GD&ĐT: Triển khai Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:59

(CL&CS) - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT, các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ về việc triển khai Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường hàng năm.

Tâm thư của thầy Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khiến ai cũng nghẹn lòng

Tâm thư của thầy Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khiến ai cũng nghẹn lòng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Mở đầu thư, GS.TS Nguyễn Văn Minh viết, đây sẽ là những lời dặn dò cuối cùng với các em sinh viên yêu quý trên cương vị là hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đây cũng là dịp để thầy được tri ân các em.

Khánh Hòa: Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị trường THPT

Khánh Hòa: Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị trường THPT

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 15:14

(CL&CS) - Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa vừa có quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ sở giáo dục công lập cấp THPT trên địa bàn tỉnh.