Hà Nội: Vì sao hơn 2.900 công trình chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy vẫn đưa vào hoạt động?

(CL&CS) - UBND Thành phố Hà Nội đánh giá, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp tại các khu dân cư, nhà ở riêng lẻ, nhà kết hợp sản xuất kinh doanh. Các vụ cháy này có quy mô không lớn, gây thiệt hại không nhiều về tài sản, nhưng thiệt hại nghiêm trọng về người.

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 2.921 công trình dù chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, nhưng chủ đầu tư đã đưa vào hoạt động, với tổng số 9.466 lỗi tồn tại, vi phạm về phòng cháy chữa cháy.

Thông tin nêu trên thể hiện trong báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị của Thành ủy Hà Nội về việc nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.

Thẩm-duyệt-nghiệm-thu-PCCC-1-707x530

Hình minh họa

Theo báo cáo do UBND Thành phố Hà Nội ban hành, từ năm 2018 đến 2021, trên địa bàn xảy ra 1.333 vụ cháy, trong đó có 19 vụ gây thiệt hại nghiêm trọng. Các vụ cháy trên địa bàn khiến 38 người chết, 82 người bị thương, thiệt hại khoảng 272 tỷ đồng.

Nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy được Hà Nội liệt kê gồm: Do sự cố hệ thống thiết bị điện (696 vụ); do sơ xuất khi sử dụng nguồn lửa (92 vụ); do sự cố máy móc (21 vụ). Ngoài ra, còn có 38 vụ cháy do thắp hương, đốt vàng mã, rò khí gas, hàn cắt kim loại…

UBND Thành phố Hà Nội đánh giá, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp tại các khu dân cư, nhà ở riêng lẻ, nhà kết hợp sản xuất kinh doanh. Các vụ cháy này có quy mô không lớn, gây thiệt hại không nhiều về tài sản, nhưng thiệt hại nghiêm trọng về người.

Tính đến tháng 6/2022, trên địa bàn còn 130.000 cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy, trong đó có 8.546 cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ. UBND các quận, huyện đã chủ động nắm tình hình các cơ sở này để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đáng chú ý, qua rà soát, Hà Nội xác định có 2.921 công trình dù chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đưa vào hoạt động với tổng số 9.466 lỗi. Các đơn vị chức năng đã xử phạt 399 cơ sở vi phạm, với số tiền 1,2 tỷ đồng; tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động 541 cơ sở. Hiện Hà Nội đã giao các quận, huyện yêu cầu tất cả các chủ đầu tư cam kết khắc phục vi phạm.

Qua điều tra cho thấy, trên địa bàn thành phố cần lắp đặt bổ sung 6.882 trụ nước chữa cháy, 343 bể nước. Theo thống kê, Hà Nội hiện quản lý 3.482 trụ nước chữa cháy, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành. Ngoài ra, còn có 722 trụ nước chữa cháy của các khu đô thị, khu công nghiệp…

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Thu nhập cao cũng khó mua được nhà ở Hà Nội

Thu nhập cao cũng khó mua được nhà ở Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 04/04/2025, 15:31

Mặc dù đà tăng giá đã chậm lại trong thời gian vừa qua nhưng mặt bằng giá chung cư Hà Nội ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp vẫn cao so với thu nhập của người dân. Ngay cả nhóm người dân có thu nhập cao tại các thành phố lớn, chiếm 20% dân số cả nước, cũng gặp khó khăn trong việc mua nhà.

Thị trường bất động sản phía nam “hồi sinh”, môi giới ồ ạt “tái xuất”?

Thị trường bất động sản phía nam “hồi sinh”, môi giới ồ ạt “tái xuất”?

sự kiện🞄Thứ sáu, 04/04/2025, 14:52

Bước sang năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực sau giai đoạn phục hồi từ trong năm 2024. Đặc biệt, tại thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh mẽ từ đầu năm 2025, khi nhiều sàn giao dịch mở cửa lại để đón sóng đầu tư.

Thị trường chung cư chững lại, không còn sốt nóng nhưng giá khó giảm trong năm 2025?

Thị trường chung cư chững lại, không còn sốt nóng nhưng giá khó giảm trong năm 2025?

sự kiện🞄Thứ sáu, 04/04/2025, 14:52

Mặc dù trong quý I/2025 thị trường chung cư tại Hà Nội và TP HCM phục hồi chậm, thậm chí im ắng, do tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Song theo nhiều chuyên gia dự báo trong cả năm 2025, giá chung cư vẫn sẽ không giảm.