Thứ sáu, 29/12/2023, 11:42 AM

Hà Nội tìm cách 'giải cứu' dự án xây bến xe Yên Sở 7 năm chưa xong

Theo UBND TP. Hà Nội, dự án khó khăn do chồng lấn qua nhiều thời kỳ khác nhau với các chính sách có sự thay đổi.

Tại phiên họp thứ 2 tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án của 9 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, CTCP Bến xe Thanh Trì đã đề cập đến vấn đề giao đất thực hiện dự án xây dựng Bến xe khách Yên Sở, quận Hoàng Mai.

Theo đó, hiện nay, khu đất thực hiện dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên nhà đầu tư chưa được UBND thành phố ban hành quyết định cho thuê đất thực hiện dự án do vướng mắc liên quan đến diện tích 9.101,6m2 đất công do Ban Quản lý bến xe tải Thanh Trì sử dụng.

Báo cáo về nội dung này, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết đến ngày 5/1/2024, sẽ tổng hợp các nội dung liên quan để báo cáo, do dự án liên quan đến nhiều thời kỳ với các chính sách có sự thay đổi.

ben-xe-1

Ảnh minh họa

Về nội dung này, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho rằng, dự án khó khăn do chồng lấn qua nhiều thời kỳ khác nhau. Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ rà soát, báo cáo trước ngày 5/1/2024.

"Về phương án giải quyết, tổng diện tích dự án là 2,7ha, nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng 1,8ha, còn lại 0,9ha, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội rà soát xem có thuộc đất công. Nếu thống nhất và giải quyết được diện tích 0,9ha, sẽ giải quyết được tổng thể. Nếu còn vướng, thì có thể xem xét phương án tạm giao", ông Nguyễn Mạnh Quyền chỉ đạo.

Được biết, dự án bến xe Yên Sở bất ngờ được UBND Hà Nội phê duyệt vào năm 2016 và đặt ngay tại vị trí "đất vàng" trên đường vành đai 3, phường Yên Sở, Quận Hoàng Mai.

ben-xe

Quy mô dự án bến xe Yên Sở

Dự án bến xe khách kết hợp bãi đỗ xe này có diện tích 30.000m2, công suất 800-1000 lượt xe/ngày, giai đoạn đầu sẽ khai thác 400 lượt xe/ngày. Vốn đầu tư dự án là 118 tỷ đồng, thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.

Liên quan đến việc góp ý về đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe và trạm dừng nghỉ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030, Bộ Giao thông Vận tải từng nêu rõ: không nên đưa toàn bộ các bến xe liên tỉnh ra vành đai 4 mà cần có kết nối phù hợp tuyến cố định với khu vực tiệm cận trung tâm, như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản... đã thực hiện.

Đối với các bến xe liên tỉnh hiện nay như bến Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát,... cần được quy hoạch ổn định và nâng cấp thành bến xe nhiều tầng.

Đặc biệt, Bộ này cho rằng TP. Hà Nội không nên xây dựng mới các bến xe liên tỉnh có tính chất sử dụng không lâu dài, chỉ khai thác trong thời gian quá độ (như bến xe Yên Sở được nêu trong quy hoạch) để tránh lãng phí vốn đầu tư và ảnh hưởng đến quỹ đất của thành phố.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Tỉnh là cầu nối Việt Nam và Phnom Penh sẽ có tới 4 thành phố, đường sắt, cao tốc và cả sân bay tiềm năng: Sở hữu ‘nóc nhà Nam Bộ’ hot nhất mùa Phật đản sắp tới

Tỉnh là cầu nối Việt Nam và Phnom Penh sẽ có tới 4 thành phố, đường sắt, cao tốc và cả sân bay tiềm năng: Sở hữu ‘nóc nhà Nam Bộ’ hot nhất mùa Phật đản sắp tới

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 15:26

Tỉnh biên giới này có một khu du lịch được 'thiết kế đẹp nhất' cách TP. Hồ Chí Minh chỉ 110km, được kỳ vọng sẽ đưa du lịch tỉnh cất cánh và nằm trong top trong các điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam.

Miền Trung Việt Nam sắp có điểm dừng chân ngắm cảnh mới giáp tuyến đường ven biển nghìn tỷ

Miền Trung Việt Nam sắp có điểm dừng chân ngắm cảnh mới giáp tuyến đường ven biển nghìn tỷ

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 15:26

Khi hoàn thành, đây sẽ là điểm "check-in" tuyệt vời trên con đường ven biển cho cả du khách và người dân địa phương.

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ thanh tra toàn diện việc phát triển nhà ở xã hội thời gian qua

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ thanh tra toàn diện việc phát triển nhà ở xã hội thời gian qua

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 15:05

Theo đánh giá của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, thị trường bất động sản hiện nay đang xuất hiện tình trạng lách luật đầu tư, mua bán nhà ở xã hội.