Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 27/12/2014, 07:27 AM

Hà Nội sẽ đưa vào sử dụng một loạt công trình lớn

(NTD) - Ngày 4/1/2015, Hà Nội dự định sẽ diễn ra lễ khánh thành ba dự án lớn: Dự án xây dựng cầu Nhật Tân (Cầu hữu nghị Việt- Nhật) , Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài, Dự án xây dựng đường nối Sân bay Quốc tế Nội Bài và cầu Nhật Tân.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã hỗ trợ thực hiện ba dự án này thông qua hợp tác vốn vay ODA của Nhật Bản. Cửa ngõ quốc tế mới được kỳ vọng sẽ tăng cường kết nối thành phố Hà Nội với quốc tế, nâng cao năng lực vận chuyển từ sân bay tới trung tâm thành phố Hà Nội, cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam.

Toàn cảnh cầu Nhật Tân  Cung cấp IHI Infrastructur
Toàn cảnh cầu Nhật Tân

Dự án xây dựng cầu Nhật Tân (Cầu hữu nghị Việt- Nhật)  đã xây dựng một trong những cây cầu dây văng có quy mô lớn nhất tại Đông Nam Á, bắc qua sông Hồng với tổng chiều dài 8,91km (bao gồm cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu), trong đó phần cầu dài 3.755m. Cùng với tuyến đường nối với Sân bay Nội Bài, đây sẽ là hai công trình trọng điểm giúp cải thiện giao thông từ thành phố Hà Nội tới sân bay, đồng thời đóng vai trò là một phần của tuyến đường vành đai 2 thành phố Hà Nội nhằm góp phần giảm tải ùn tắc giao thông cho khu vực nội đô và phát triển khu vực phía Bắc thành phố Hà Nội. Móng phần cầu chính sử dụng “công nghệ tường vây cọc ống thép”, là một trong những công nghệ thi công tiên tiến đặc thù của Nhật Bản. Với diện tích lắp đặt nhỏ, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến giao thông đường thủy, phương pháp sử dụng cọc ống thép này giúp rút ngắn thời gian thi công, có hiệu quả cao trong việc chống động đất và tăng khả năng chịu lực trong điều kiện đất yếu. Hiện nay, phương pháp này đã được đưa vào sử dụng như là phương pháp xây dựng cơ bản cho các thiết kế cầu tại Việt Nam.

Công trình xây dựng nhà ga T2 Nội bài  Cung cấp JI
Công trình xây dựng nhà ga T2 Nội Bài

Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài đã xây dựng nhà ga hành khách mới phục vụ cho các chuyến bay quốc tế có khả năng đáp ứng được hơn 10 triệu hành khách/năm, lắp đặt hệ thống kiểm tra hành lý sân bay và hệ thống cung cấp nhiên liệu hàng không (hydrant system) bằng các ống dẫn nhiên liệu ngầm hiện đại tương tự như với Sân bay quốc tế của Nhật Bản, góp phần giảm áp lực quá tải thường xuyên của sân bay và đảm bảo vận chuyển hành khách, hàng hóa thuận lợi và an toàn.

Dự án xây dựng đường nối Sân bay Quốc tế Nội Bài và cầu Nhật Tân đã xây dựng tuyến đường nối hiện đại từ nút giao Nam Hồng đến đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, có thiết kế sáu làn xe chạy với chiều rộng 32m và hai đường gom hai bên rộng 7,5m. Tuyến đường được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao năng lực vận chuyển kết nối các khu công nghiệp phía Bắc.

Trong quá trình xây dựng những công trình qui mô lớn này, vào thời gian thi công cao điểm nhất, trên công trường đã có hơn 1000 công nhân và kỹ sư làm việc/ngày. Các chuyên gia và kỹ sư Nhật Bản đã chuyển giao cho kỹ sư và công nhân Việt Nam những phương pháp quản lý doanh nghiệp của Nhật Bản cũng như các kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng an toàn trong thời gian ngắn nhất.  

Hơn nữa, thông qua Dự án hỗ trợ thiết lập chương trình vận hành và bảo trì tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (hợp tác kỹ thuật) , JICA đang hỗ trợ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tạo lập cơ cấu tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kế hoạch vận hành và bảo trì sân bay. Việc triển khai hợp tác một cách tổng hợp và đồng bộ có kết hợp chặt chẽ hai hình thức hợp tác: Hợp tác kỹ thuật và vốn vay ưu đãi là đặc điểm nổi bật của viện trợ ODA của Nhật Bản.

Nhật Bản đã và đang hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đáp ứng với từng quá trình phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội, như cải tạo một số nút giao vốn là điểm đen ùn tắc, xây dựng các tuyến đường vành đai giúp cải thiện đáng kể tình hình ùn tắc giao thông và nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa. Hơn nữa, việc xây dựng và nâng cấp các tuyến đường chính nối thành phố Hà Nội với các khu vực địa phương được kỳ vọng tăng cường mạng lưới vận chuyển hàng hóa, xây dựng các khu công nghiệp dọc các tuyến quốc lộ, kêu gọi đầu tư của tư nhân, qua đó đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế và giảm nghèo ở các khu vực này.

Song song với hỗ trợ vốn vay ưu đãi để xây dựng hạ tầng giao thông, JICA đã và đang thực hiện các biện pháp nâng cao an toàn giao thông thông qua các dự án hợp tác kỹ thuật

Tuy vậy, chưa thể nói rằng hệ thống giao thông của Hà Nội đã được hoàn thiện. Chúng ta vẫn còn phải tiếp tục nỗ lực để hoàn thành những công trình lớn như: Dự án xây dựng tuyến đường vành đai 3 (đoạn Mai Dịch ~ Nam Thăng Long), Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1 và tuyến số 2 (đoạn Nam Thăng Long ~ Trần Hưng Đạo), và một số công trình khác. Cùng với các bạn Việt Nam, JICA sẽ hỗ trợ và hợp tác vì sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

PV

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.