Thứ tư, 15/11/2023, 11:38 AM

Hà Nội phản hồi vụ chung cư nằm trên“đất vàng” Trần Duy Hưng nhiều lần đổi chủ vẫn "đứng im" trong nhiều năm

Từ khi Summit Building được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến nay đã hơn chục năm nhưng dự án vẫn trong tình trạng “đắp chiếu”, gây mất mỹ quan, làm lãng phí khu đất mặt tiền đường Trần Duy Hưng.

Liên quan đến khu đất số 216 Trần Duy Hưng (Summit Building) thuộc địa phận phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy chậm tiến độ suốt nhiều năm, UBND TP Hà Nội mới đây đã thông tin về dự án này trong báo cáo trả lời cử tri.

Theo đó, khu đất 216 Trần Duy Hưng có diện tích khoảng 2.368m2, do Công ty TNHH Hoa Phượng Thăng Long quản lý sử dụng theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Sở Tài Nguyên và Môi trường cấp ngày 5/4/2004, mục đích để xây dựng văn phòng làm việc và trung tâm giới thiệu sản phẩm.

Năm 2011, khu đất được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Đến nay, dự án này vẫn chưa triển khai xong. UBND thành phố cho biết, đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai và đề xuất xử lý theo quy định.

z4881957028390_7c4f8633a9a37f2c3fc2b12cd3740887

Rối não vì Summit Building đổi chủ quá nhiều lần

Theo tìm hiểu, vào năm 2017, dự án 216 Trần Duy Hưng đã được chấp thuận chủ đầu tư đối với liên danh Công ty TNHH Hoa Phượng Thăng Long Hà Nội - Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Bất động sản 216. Dự án được phê duyệt cao 25 tầng, 3 tầng hầm, 140 căn hộ, mật độ xây dựng là 39,3%, chiều cao công trình là 95,3m.

Đến năm 2019, Hà Nội đã cho phép liên danh trên chuyển nhượng toàn bộ dự án Summit Building cho CTCP Veracity. Theo quyết định, phần chuyển nhượng là công trình hỗn hợp cao 35 tầng, 1 tum cùng 4 tầng hầm và sàn lửng hầm được xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 2.373m2. Dự án có 288 căn hộ, quy mô dân số  khoảng 1.066 người.

Thời điểm đó, chủ đầu tư cho biết mặc dù toà nhà đã xây dựng xong phần thô nhưng chưa chính thức mở bán và cũng chưa huy động vốn từ người mua; dự án có tổng diện tích sàn xây dựng hơn 52.217m2; tổng vốn đầu tư dự kiến gần 800 tỷ đồng (trong đó vốn nhà đầu tư 158 tỷ đồng, vốn vay ngân hàng và huy động hợp pháp khác 634 tỷ đồng); tiến độ thực hiện quý 4/2016 - quý 4/2019. Sau khi chuyển nhượng cho Veracity, dự án đã đổi tên thành The Summit 216.

Lùm xùm chuyển nhượng “đất vàng” không qua đấu giá

summit-building-216-tran-duy-hung-ve-tay-hoa-phuong-thang-long-ha-noi-khong-qua-dau-gia-the-nao-hinh-2

Chủ đầu tư cũ của dự án Công ty Hoa Phượng Thăng Long vốn được Hà Nội cho thuê đất là để tiếp tục thực hiện một phần dự án xây dựng văn phòng làm việc và trung tâm giới thiệu sản phẩm, chứ không phải làm dự án mới. Tuy nhiên, bằng cách nào đó khu đất này lại chuyển mục đích thành xây dựng chung cư thương mại để bán - tòa nhà Summit Building như thời điểm hiện tại.

Ngày 3/1/2017, UBND TP Hà Nội có Quyết định (do phó chủ tịch Nguyễn Thế Hùng nay đã nghỉ hưu ký) chủ trương đầu tư dự án “Nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại - Summit Building” tại thửa B (diện tích 2.373m2) khu đất 216 Trần Duy Hưng.

Đáng nói, chủ đầu tư dự án lại là liên danh Công ty TNHH Hoa Phượng Thăng Long Hà Nội và Công ty TNHH Thương mại Đầu tư bất động sản 216.

Như vậy, sau gần 3 năm được cho thuê đất nhưng không triển khai theo mục tiêu ban đầu là thực hiện một phần dự án đầu tư xây dựng văn phòng làm việc và trung tâm giới thiệu sản phẩm, Hoa Phượng Thăng Long Hà Nội lại được chấp thuận hợp tác cùng một doanh nghiệp tư nhân khác, để đầu tư xây dựng chung cư thương mại.

Ngày 15/2/2017, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký ban hành quyết định, cho phép Hoa Phượng Thăng Long Hà Nội chuyển đổi mục đích sử dụng 2.373m2 đất để xây dựng dự án Summit Building.

Đến đây, khu đất 2.373m2 với mục đích ban đầu là thực hiện một phần dự án đầu tư xây dựng văn phòng làm việc và trung tâm giới thiệu sản phẩm đã chính thức bị “khai tử” và thay vào đó là xây dựng tòa nhà ở thương mại để bán cao 35 tầng Summit Building.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân được giao 2.373m2 đất để thực hiện dự án Summit Building không thông qua hình thức đấu giá?

Căng băng rôn kêu cứu trong vô vọng

FB_IMG_1677583601770-2

Trên các website, dự án được quảng cáo nằm ở khu vực đắc địa được ví như “trái tim của thủ đô”, là tâm điểm, biểu tượng cảnh quan mới phía Tây thủ đô Hà Nội – nơi sở hữu hạ tầng hiện đại cũng như tiềm năng phát triển hàng đầu cả nước. Bởi vậy, nhiều người dân đã đổ tiền vào đây mong sở hữu được một căn hộ trên đất vàng.

Song mãi tới đầu năm 2023, hàng trăm khách hàng tại dự án Summit Building vẫn không được giao căn hộ và buộ phải căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư dự án bàn giao theo đúng tiến độ.

Phương Uyên

Bình luận

Nổi bật

Tập đoàn Đèo Cả ‘chơi lớn’, dồn gần 20.000 tỷ nợ vay dài hạn vào 3 dự án BOT

Tập đoàn Đèo Cả ‘chơi lớn’, dồn gần 20.000 tỷ nợ vay dài hạn vào 3 dự án BOT

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 21:05

Hiện nay, các dự án đều đã đưa vào khai thác, tạo ra nguồn thu ổn định và tăng trưởng đều hàng năm.

Dù Hòa Phát đã 'đi trước 1 bước', cảng nước sâu tiềm năng của biển miền Trung vẫn được 'ông lớn' Ấn Độ 'để mắt'

Dù Hòa Phát đã 'đi trước 1 bước', cảng nước sâu tiềm năng của biển miền Trung vẫn được 'ông lớn' Ấn Độ 'để mắt'

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 21:03

Tập đoàn đa ngành đến từ Ấn Độ bày tỏ sự quan tâm tới nhiều dự án hạ tầng đầy tiềm năng của tỉnh nằm ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Dự án siêu cấp 20 tỷ USD nạo vét hàng trăm triệu tấn cát lấp biển, tham vọng biến ngôi làng nhỏ trở thành 'tâm chấn mới' ngành du lịch

Dự án siêu cấp 20 tỷ USD nạo vét hàng trăm triệu tấn cát lấp biển, tham vọng biến ngôi làng nhỏ trở thành 'tâm chấn mới' ngành du lịch

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 21:03

Hứa hẹn, sau khi hoàn tất, tổ hợp đô thị này sẽ phát triển theo hướng thông minh, xanh và đáng sống, sử dụng công nghệ dịch vụ tiên tiến và các nguồn năng lượng tái tạo.