Thứ sáu, 17/09/2021, 19:40 PM

Hà Nội lên lộ trình khôi phục hoạt động xe buýt sau ngày 21/9

(CL&CS)- Sở GTVT Hà Nội đưa ra 3 tiêu chí để xe buýt hoạt động trở lại sau ngày 21/9, đó là: thẻ xanh, tần suất hoạt động và lộ trình các tuyến.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang xây dựng bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố để sẵn sàng hoạt động sau ngày 21/9 tới.

Theo vị đại diện Sở GTVT Hà Nội, do có tính kết nối mạng, liên tuyến nên xe buýt cần có không gian rộng để hoạt động. Vì vậy, không thể áp dụng phân vùng đối với xe buýt như đối với shipper, taxi, những loại hình vận tải có thể hoạt động trong vùng xanh, hoặc phạm vi mở rộng tại 19 quận, huyện đang giảm nguy cơ về dịch Covid-19.

Từ đặc điểm này, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho hay, trong phương án đưa xe buýt vào hoạt động, Sở sẽ đưa ra các tiêu chí để buýt có thể chạy liên vùng để đạt hiệu quả hoạt động, đồng thời vẫn thực hiện tốt công tác phòng chống dịch.

Theo đó, Sở GTVT Hà Nội đưa ra 3 tiêu chí được xem là quan trọng nhất gồm: Thẻ xanh, tần suất hoạt động và lộ trình hoạt động.

1

Hà Nội lên lộ trình khôi phục hoạt động xe buýt sau ngày 21/9

Với tiêu chí thẻ xanh, Sở GTVT yêu cầu tất cả xe lái phụ xe trở lại hoạt động phải có thẻ xanh về tiêm vắc xin Covid-19. Phương tiện hoạt động được khử khuẩn và tuân thủ các quy định về phòng chống dịch khi hoạt động.

Về tiêu chí tần suất hoạt động, sau ngày 21/9, căn cứ tình hình thực tế công tác phòng chống dịch, Sở GTVT sẽ đưa ra phương án xe buýt hoạt động 50% công suất (trên xe không chở quá 50% hành khách theo số ghế), sau 15 ngày sẽ có tính toán để điều chỉnh lại công suất này.

Với tiêu chí về lộ trình, các tuyến hoạt động trong khu vực vùng xanh, sẽ chạy theo lộ trình đã được cơ quan nhà nước phê duyệt. Các tuyến buýt chạy liên vùng sẽ có điều chỉnh để tránh những vùng đỏ nếu dịch vẫn diễn biến phức tạp.

Trong giai đoạn bình thường mới, lái xe, nhân viên phục vụ xe buýt và hành khách phải có “thẻ xanh COVID.” Xe được hoạt động 100% công suất và không yêu cầu giãn cách hành khách.

Đối với hành khách phải thực hiện nghiêm túc thông điệp “5K”; khai báo y tế điện tử (chỉ khai báo y tế bằng giấy theo mẫu tờ khai của Bộ Y tế khi không thực hiện được khai báo y tế điện tử); hạn chế nói chuyện, ăn uống trong suốt chuyến đi và chủ động khai báo nếu xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, khó thở...

Trên xe buýt phải niêm yết khuyến cáo của Bộ Y tế về yêu cầu thực hiện phòng chống dịch COVID-19 và số điện thoại đường dây nóng của Sở Y tế và Bộ Y tế; trang bị dung dịch sát khuẩn tay, thùng rác có nắp đậy thuận tiện.

Phương tiện được khử khuẩn trước và sau mỗi chuyến đi. Hệ thống loa thông báo điểm dừng kết hợp thông báo tình hình dịch bệnh COVID-19 tại địa phương và toàn quốc và các yêu cầu phòng, chống dịch với tần suất hợp lý, tránh gây khó chịu cho hành khách.

Thế Anh

Bình luận

Nổi bật

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng vào tháng 6 năm sau

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng vào tháng 6 năm sau

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 10:50

(CL&CS) - Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là tuyến cao tốc huyết mạch đi qua 4 địa phương vùng động lực của Tây Nam Bộ, được yêu cầu hoàn thành vào tháng 6-2026.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 10:50

(CL&CS) - Theo Nghị quyết, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện trên phạm vi toàn bộ diện tích đất tự nhiên của cả nước.

Giải pháp công nghệ mới cho một đoạn tuyến đường Vành đai 4

Giải pháp công nghệ mới cho một đoạn tuyến đường Vành đai 4

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 10:47

(CL&CS) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 17/3/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về giải pháp công nghệ làm đường giao thông và cầu cạn do Công ty TNHH Hòa Bình đề xuất.