Gỗ An Cường rót gần 1.000 tỷ đồng vào bất động sản

(CL&CS) - Tính đến cuối quý I, tổng tài sản của Gỗ An Cường (UPCoM:ACG) đạt hơn 5.000 tỷ đồng, trong đó có hơn 1.500 tỷ đồng tiền gửi và đầu tư trái phiếu và gần 1.000 tỷ đồng rót vào các công ty bất động sản tại Long An và mua sản phẩm của Novaworld Phan Thiết.

Gỗ An Cường là một trong những doanh nghiệp sản xuất gỗ ép công nghiệp lớn nhất thị trường với hơn 55% thị phần nguyên liệu gỗ công nghiệp và vật liệu bao gồm tấm MFC, tấm laminate, tấm acrylic, dư địa tăng trưởng cho Gỗ An Cường không còn nhiều.

Sau giai đoạn hoàng kim, Gỗ An Cường không còn mở rộng đầu tư sản xuất mà chuyển thị phần sang lĩnh vực đầu tư khác là bất động sản và tài chính ngắn hạn. Năm 2021, doanh nghiệp gỗ này ghi nhận kết quả kinh doanh sa sút khi chỉ đạt 3.293 tỷ đồng doanh thu và 451 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 12% và 8% so với năm 2020. So với kế hoạch năm, công ty chỉ hoàn thành được 65% doanh thu và 75% lợi nhuận.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2022, Công ty Gỗ An Cường ghi nhận doanh thu đạt 861 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 120 tỷ đồng, tăng lần lượt 8,5% và 19% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo tài chính quý I/2022 của Công ty Cổ phần Gỗ An Cường  

Ban lãnh đạo cho biết, dịch Covid đã cơ bản được kiểm soát, hoạt động kinh doanh, sản xuất của Công ty đã phục hồi và từng bước lấy lại nhịp tăng trưởng, doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Các chi phí được kiểm soát tốt hơn cùng với đó là lợi nhuận hoạt động tài chính tăng nhớ tối ưu hóa dòng tiền.

Điểm đáng chú ý trong hoạt động kinh doanh của Gỗ An Cường trong thời gian qua là việc đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngắn hạn. Với nguồn vốn dồi dào nhờ hoạt động kinh doanh của sản phẩm gỗ ép công nghiệp, lợi nhuận của Gỗ An Cường luôn đều đặn ở ngưỡng trên dưới 500 tỷ đồng/năm.

Tính đến cuối quý I/2022, tổng tài sản của Gỗ An Cường đạt hơn 5.000 tỷ đồng, trong đó có đến hơn 2.000 tỷ đồng dành cho các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Trong đó, ở lĩnh vực đầu tư tài chính ngắn hạn, côgn ty hiện có 1.361 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn, hưởng lãi suất từ 5 – 7,6%/năm và 156 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất lên đến 13,6%/năm.

Ở lĩnh vực bất động sản, Gỗ An Cường đã rót gần 520 tỷ đồng vào các công ty bất động sản. Cụ thể, vào tháng 4/2021, Gỗ An Cường đã chi 119,2 tỷ đồng mua gần 13% cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi (Thắng Lợi Group). Đến quý I năm 2022, Gỗ An Cường tiếp tục chi 393 tỷ đồng để mua 30% Công ty Bất động sản Central Hill từ Thắng Lợi Group. Được biết, Central Hill hiện là chủ đầu tư dự án căn hộ Thắng Lợi Central Hill tại tỉnh Long An. Với việc tham gia góp vốn vào Central Hill, Gỗ An Cường cũng sẽ cung cấp các sản phẩm gỗ ép của mình cho dự án này.

Bên cạnh đó, Gỗ An Cường còn rót 285 tỷ đồng vào dự án bất động sản Novaworld Phan Thiết. Theo đó, hồi tháng 1/2021, công ty đã ký các biên bản thỏa thuận quyền chọn mua bất động sản thuộc dự án Novaworld Phan Thiết.

Theo các biên bản thỏa thuận, tập đoàn có quyền lựa chọn tiếp tục thực hiện quyền chọn mua hoặc không mua bất động sản vào tháng 3/2023. Trong trường hợp không thực hiện quyền chọn mua, Gỗ An Cường sẽ được hoàn trả toàn bộ số tiền đã đặt cọc, kèm theo số tiền lãi tính theo lãi suất 13%/năm.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.