Thứ tư, 09/04/2025, 20:35 PM

Giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học

(CL&CS)- Các nhà khoa học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý đã cùng thảo luận để tìm ra giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt là Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 193/2025/QH15, tạo bước đột phá cho thị trường khoa học và công nghệ.

Theo Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam GS.TS Chu Hoàng Hà cho biết vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong việc tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong việc tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Viện Hàn lâm đã và đang đóng góp tích cực, không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ, mà còn trong việc chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, góp phần nâng cao năng suất và cạnh tranh quốc gia.

udtk.1.JPG

GS.TS Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch số 116/QĐ-VHL với các mục tiêu cụ thể đến năm 2030: tăng 50% số công bố quốc tế (SCIE/Scopus) và văn bằng sở hữu trí tuệ so với giai đoạn 2020-2025; phát triển 30 công nghệ lõi làm chủ hoàn toàn, tập trung vào trí tuệ nhân tạo, vật liệu tiên tiến, công nghệ sinh học; thu hút 20-30 nhà khoa học trẻ tài năng mỗi năm, đào tạo 5.000 nhà khoa học trình độ quốc tế; phát triển 20 nhóm nghiên cứu mạnh đạt chuẩn khu vực; thúc đẩy chuyển đổi số.

Việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu không chỉ là cầu nối giữa nghiên cứu và thị trường mà còn là chìa khóa thúc đẩy năng suất, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Hội nghị khoa học “Thương mại hóa kết quả nghiên cứu: Cơ hội và giải pháp” không chỉ là diễn đàn trao đổi học thuật mà còn là cơ hội để hiện thực hóa Nghị quyết 57-NQ/TW.

Theo GS.TS Chu Hoàng Hà, tháng 2 vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia để kịp thời thể chế hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết được ban hành nhằm tháo gỡ kịp thời những điểm nghẽn, lựa chọn để thí điểm một số nội dung về chính sách vượt trội có kiểm soát trong giai đoạn 2025-2030, tạo sự bứt phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hạ tầng số, chuyển đổi số, phát triển công nghiệp công nghệ số, dần hiện thực hóa việc làm chủ các công nghệ số chiến lược.

Trong đó cho phép viên chức, viên chức quản lý làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập được tham gia góp vốn, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, làm việc tại doanh nghiệp do tổ chức đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do tổ chức đó tạo ra. Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Cấp kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo cơ chế quỹ. Khoán chi trong thực hiện nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ...

Cũng theo GS.TS Chu Hoàng Hà, việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu không chỉ là cầu nối giữa nghiên cứu và thị trường mà còn là chìa khóa thúc đẩy năng suất, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Hội thảo hôm nay không chỉ là diễn đàn trao đổi học thuật mà còn là cơ hội để hiện thực hóa Nghị quyết 57-NQ/TW.

Võ Thành Phong - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã nêu các chính sách tháo gỡ cho các nhà khoa học trong Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15, như giao quyền tự chủ nhiều hơn trong việc sử dụng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chấp nhận rủi ro và độ trễ trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Song song với đó là tăng kinh phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển, phấn đấu đạt 2% tổng sản phẩm quốc nội, trong đó kinh phí từ xã hội hóa đạt 60%.

Tại Hội nghị khoa học “Thương mại hóa kết quả nghiên cứu: Cơ hội và giải pháp, đại diện các cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp đã cùng thảo luận về những cơ hội từ Nghị quyết 57, những khó khăn, thách thức về cơ chế chính sách cũng như giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Nhiều kết quả nghiên cứu, ứng dụng và triển khai công nghệ nổi bật, trải dài trên nhiều lĩnh vực của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam trong giai đoạn 2020-2025 đã được chia sẻ.

thu

PGS.TS Hà Phương Thư, Giám đốc Trung tâm Vật liệu y sinh tiên tiến

PGS.TS Hà Phương Thư, Giám đốc Trung tâm Vật liệu y sinh tiên tiến, Viện Khoa học vật liệu (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cho biết, hiện nay, Bộ KH&CN đang có những chính sách thúc đẩy sự phát triển của thị trường KH&CN. Thị trường này sẽ chỉ thực sự sôi động khi có sự kết nối chặt chẽ giữa "cung" và "cầu", trong đó các nhà khoa học chính là "cung"; doanh nghiệp, nhu cầu của người dân chính là "cầu".

“Thời gian tới, các nhà khoa học và doanh nghiệp cần phải có mối liên kết chặt chẽ, hiệu quả hơn. Muốn thực hiện tốt vai trò của mình, nhà khoa học cần phải nắm vững công nghệ, tạo ra các sản phẩm đáp ứng được với nhu cầu của thị trường, có khả năng chủ động tìm kiếm, thu hút các nguồn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu. Doanh nghiệp phải có khả năng nắm bắt và phát triển thị trường; thu hút các nguồn đầu tư cho quá trình sản xuất và thương mại hóa sản phẩm”, PGS.TS Hà Phương Thư chia sẻ.

Dưới góc độ doanh nghiệp khoa học công nghệ, ông Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch Tập đoàn Dược Thái Minh đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn và thúc đẩy quá trình hợp tác chuyển giao KH&CN.

Ông nhấn mạnh việc doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về "giá trị đem lại cho Nhà nước”; xây dựng "sàn giao dịch khoa học công nghệ"; tăng cường đầu tư cho truyền thông đến nhà khoa học, doanh nghiệp và người tiêu dùng đối với các sản phẩm KH&CN.

Ngoài ra, để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, Nhà nước cần tăng thêm ngân sách đầu tư cho các đề tài nghiên cứu; mở rộng đầu tư không chỉ các đề tài nghiên cứu mà còn ứng dụng triển khai và phát triển sản phẩm KH&CN trong thực tiễn.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học

Giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học

sự kiện🞄Thứ tư, 09/04/2025, 20:35

(CL&CS)- Các nhà khoa học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý đã cùng thảo luận để tìm ra giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt là Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 193/2025/QH15, tạo bước đột phá cho thị trường khoa học và công nghệ.

Công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do của các địa phương

Công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do của các địa phương

sự kiện🞄Thứ tư, 09/04/2025, 20:33

(CL&CS) - Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do tại các địa phương (FTA Index) năm 2024 được công bố, đánh dấu cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Triển khai quyết liệt, có hiệu quả việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Triển khai quyết liệt, có hiệu quả việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

sự kiện🞄Thứ hai, 07/04/2025, 12:49

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 4/4/2025 về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.