Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Úc

(NTD) - Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ tư của Úc sau Thái Lan, New Zealand và Trung Quốc nhưng chỉ chiếm khoảng 11% thị phần.

Úc là quốc gia có diện tích khai thác hải sản lớn thứ ba trên thế giới với bờ biển dài gần 60.000 km, diện tích 14 triệu km2. Úc có khoảng 3.000 loài cá nhưng chỉ có 10% được đánh bắt thương mại. Ngành hải sản Úc đạt giá trị khoảng 2 tỷ AUD/năm với khoảng 11.600 công nhân (7.300 trực tiếp và 4.300 gián tiếp).

Hàng năm Úc tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn hải sản. Tuy nhiên, sản xuất trong nước của Úc mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, phải nhập khẩu 70% từ nước ngoài, gồm các loại như cá hộp (28%), phi lê cá (21,1%), tôm (13,6%), mực-bạch tuộc (8,7%), các loại khác (7,3%). Các nguồn nhập khẩu chính gồm New Zealand (cá, trai), Trung Quốc (tôm, mực), Thái Lan (các ngừ), Việt Nam (cá basa, cá chẽm, tôm). Xu hướng nhập khẩu ngày càng tăng theo quy mô dân số và thị hiếu tiêu dùng hải sản.

seafood_vn_1634949881613468009635769554190584416
Úc là thị trường tiềm năng của thủy sản của Việt Nam. Ảnh: Vasep

 Với dân số trên 24 triệu người (dự kiến tăng lên 40 triệu người vào năm 2050) và là một trong những nước có tiêu chuẩn sống cao nhất trên thế giới với mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tăng từ 10 kg/năm 2000-2001 lên khoảng 15 kg/năm 2012-2013. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bình quân này vẫn còn thiếu 40% so với khuyến cáo của các tổ chức về sức khỏe của nước này. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Úc sẽ còn tăng hơn nữa và là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 

Mặc dù, hàng năm Úc phải nhập khẩu khoảng 1,4-1,5 tỷ USD thủy sản và Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ tư của Úc sau Thái Lan, New Zealand và Trung Quốc nhưng chỉ chiếm khoảng 11% thị phần.

Úc là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng của Việt Nam. Vấn đề hiện nay là các quy định nghiêm ngặt của Úc về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn sinh học. Hàng thủy sản của Việt Nam vẫn bị phát hiện vài trường hợp dư lượng kháng sinh và thuốc diệt nấm, điều này ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam nếu không loại trừ triệt để.

V.L

Bình luận

Nổi bật

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là thực trạng đang diễn ra tại thị trường căn hộ ở TP Hồ Chí Minh. Trong khi nhu cầu ở của người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp ngày càng cao thì lại có đến hơn 9.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang, gây lãng phí.

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Dù thị trường bất động sản chưa thể “sôi động” trở lại sau thời gian dài trầm lắng, tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào đây vẫn là kênh đầu tư đạt lợi nhuận tốt so với những loại hình đầu tư khác. Đồng thời cũng là kênh “giữ tiền” hàng đầu. Những khó khăn, thách thức đang “kìm hãm” sự phát triển của kênh đầu tư tiềm năng này.

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

Ban tiếp công dân tỉnh Tây Ninh cho biết, 6 tháng đầu năm có 187 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến UBND tỉnh qua các nguồn. Trong đó, 99% đối tượng và nội dung chủ yếu là liên quan đến đất đai.