Thứ tư, 03/01/2024, 17:43 PM

Giải mã nguyên nhân khiến nhiều tỉnh thành 'hăng say' đấu giá đất mà vẫn 'ế ẩm'

Hàng chục lô đất tại nhiều tỉnh thành được đưa lên sàn đấu giá trong năm 2023 nhưng không có khách mua, điều này khiến người dân đặt ra câu hỏi do thị trường địa ốc khó khăn nên người mua thờ ơ với đất đai hay vì nguyên nhân khác?

Nhiều tỉnh thành gặp cảnh đầu giá đất nhưng không ai mua

Vào tháng 9/2023, có 55 lô đất ở TP. Vinh được tổ chức công khai đấu giá lần thứ 2, nhưng không có người mua nộp hồ sơ.

Tương tự, tại Hải Dương, từ ngày 18/8-8/9, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương mở bán hồ sơ đấu giá đất ở đối với 88 lô đất thuộc điểm quy hoạch khu dân cư tại đường Tân Dân, phường Việt Hòa, TP. Hải Dương, với mức giá khởi điểm 24 triệu đồng/m2 nhưng không một khách hàng nào đến đăng ký, mua hồ sơ đấu giá.

Cũng trong tháng 9, UBND huyện Nam Sách cũng thông báo đấu giá lần 2 cho 34 lô đất tại xã Phú Điền, với mức giá được điều chỉnh từ 11 triệu đồng/m2 xuống còn 9,5 triệu đồng/m2, nhưng không có khách đăng ký.

Thậm chí, tại Bắc Giang, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang tổng hợp thông tin về các cuộc đấu giá đất trong 10 tháng đầu năm 2023. Theo đó, các địa phương trong tỉnh tổ chức 92 phiên đấu giá đất với tổng số 2.969 lô.

Tuy nhiên, 90 lô đất trúng đấu giá đến hạn nộp tiền sử dụng đất nhưng khách hàng bỏ cọc, với số tiền bỏ cọc gần 10 tỷ đồng trên tổng số tiền trúng đấu giá 90 lô là hơn 88,3 tỷ đồng.

Hay tại Quảng Bình, tháng 11, Sở Tài nguyên và Môi trường phải ra thông báo về việc giao đất không thông qua đấu giá đối với 28 thửa đất đấu giá nhưng không có người tham gia. Các lô đất tại các xã, phường của TP Đồng Hới, tổng diện tích các lô đất hơn 5.800m2, có giá hơn 60 tỷ đồng, trong đó, lô có giá thấp nhất là 1,2 tỷ đồng, với diện tích 200m2. Lô đất có giá cao nhất là 7,2 tỷ đồng, diện tích 353m2.

Trong năm 2023, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có kế hoạch đưa 6 khu đất ra bán đấu giá nhưng thủ tục kéo dài nên chưa bán được mảnh nào. Tại Đồng Nai, năm 2023 tổ chức đấu giá 36 khu đất với diện tích hơn 77ha nhưng cũng không thành công.

dau gia dat

Ảnh minh họa

Vì sao người mua không hứng thú với đất đấu giá?

Không thể phủ nhận việc thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng trong năm 2023 đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, sau những sự cố của công tác này, hầu hết các địa phương đã siết chặt quy chế đối với những hồ sơ tham gia đấu giá, như ở Hà Nội đã tăng tiền đặt cọc từ 5% lên 20% giá khởi điểm lô đất đấu giá; TP. HCM cũng yêu cầu người dân, doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu giá phải ký quỹ 20% giá khởi điểm, nộp 50% tổng giá trị trong thời hạn 1 tháng và 50% còn lại trong 90 ngày... cũng khiến nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư lướt sóng phải chùn bước.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những nguyên nhân chỉ ra ở trên chỉ là một góc nhỏ của những tác động tiêu cực đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Bởi nguyên nhân sâu xa liên quan đến vấn đề này là do pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất còn nhiều hạn chế. Các quy định về đấu giá đất được ban hành trong rất nhiều văn bản từ trung ương đến địa phương, nhưng lại có sự điều chỉnh khác nhau, không thống nhất dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.

Bên cạnh đó, công tác tổ chức thi hành bán đấu giá tài sản cũng chưa nghiêm túc, đúng trình tự thủ tục theo quy định pháp luật, như việc xác định giá khởi điểm không đúng hoặc thấp hơn quá nhiều so với thực tế thị trường.

Việc lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá thiếu khách quan dẫn đến việc thông đồng, dìm giá, quân xanh – quân đỏ... làm sai lệch kết quả đấu giá, gây mất an ninh, trật tự, thất thoát nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia.

Theo thông tin từ báo Kinh tế và Đô thị, Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến cho rằng: “Vấn đề cốt lõi vẫn phải hoàn thiện và đồng bộ các quy định liên quan đến pháp lý, trong đó căn nguyên là Luật Đất đai. Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã xây dựng cơ chế định giá đất khá hoàn thiện (bỏ khung giá đất, chỉ sử dụng bảng giá, việc định giá đất tiệm cận hơn với nguyên tắc thị trường, nâng cao chất lượng công tác định giá). Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định chưa thể chế đầy đủ chính sách giá đất theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, đặc biệt là vấn đề định giá, tính độc lập và nâng cao năng lực của hội đồng thẩm định, tổ chức tư vấn xác định giá đất, định giá viên”.

Phương Uyên

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.