Thứ tư, 19/05/2021, 21:40 PM

Giá cả đồng loạt tăng: Siêu chu kỳ tăng trưởng giá hàng hóa xuất hiện?

(CL&CS) - Siêu chu kỳ tăng trưởng giá hàng hóa thường chỉ xảy ra khi một nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc đẩy nhanh công nghiệp, hiện đại hóa.

Giá hàng hoá đồng loạt tăng

Công ty chứng khoán BSC lý giải nguyên nhân khiến nhiều hàng hóa chủ chốt tăng mạnh trong năm 2020.

Thứ nhất, Trung Quốc sớm kiểm soát dịch Covid-19 khiến nền kinh tế hồi phục nhanh hơn so với các nước khác, nhu cầu về nguyên liệu hàng hóa nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh tăng cao.

Các thử nghiệm vaccine Covid-19 diễn ra mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2020 tạo ra kỳ vọng về sự hồi phục của kinh tế thế giới.

Nguồn cung tiền của thế giới gia tăng do chính sách tiền tệ nới lỏng từ các Ngân hàng TW của nhiều quốc gia chủ chốt.

Công nghệ đang phát triển nhanh chóng và ngành năng lượng mới đang nổi lên có nhu cầu hàng hóa lớn trên thị trường thế giới.

Siêu chu kỳ tăng trưởng giá hàng hóa thường chỉ xảy ra khi một nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc đẩy nhanh công nghiệp, hiện đại hóa.

Siêu chu kỳ tăng trưởng giá hàng hóa thường chỉ xảy ra khi một nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc đẩy nhanh công nghiệp, hiện đại hóa.

Bối cảnh lạm phát thấp trong giai đoạn trước Covid-19, các gói tài khóa lớn được ban hành tại phần lớn các quốc gia chủ chốt: Mỹ, Đức, Nhật lần lượt là 19,1%, 38,8%, và 44,0%.

Tại các quốc gia đang phát triển của ASEAN, tổng các gói tài khóa dao động 3,4-12,2% GDP.

BSC bình luận, lượng giải ngân tương đối lớn, không chỉ chảy vào ngành chăm sóc sức khỏe, mà còn tìm đến các khu vực khác, mục tiêu trợ giúp vĩ mô, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, góp phần tăng cầu hàng hóa, để phục vụ sản xuất, xây dựng.

Đà tăng sẽ chậm lại trong năm 2021

Giá hàng hoá đồng loạt tăng có nghĩa siêu chu kỳ tăng trưởng giá hàng hóa xuất hiện?

BCS bình luận trong năm 2021, thị trường hàng hóa vẫn được hỗ trợ bởi sự phục hồi liên tục của nhu cầu. Điều làm cho chu kỳ kinh tế này trở nên khác biệt là những hạn chế về nguồn cung mỏ, vốn đang thắt chặt thị trường hơn nữa.

Nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường dầu mỏ để đặt cược vào triển vọng các hoạt động kinh tế sớm mở cửa trở lại. OPEC+ đã nhất trí gia hạn phần lớn cắt giảm sản lượng trong tháng Tư. Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu hiện đã vượt quá sản lượng khoảng 2,8 triệu thùng/ngày.

Triển vọng Chính phủ Mỹ và châu Âu đang triển khai tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 và mở rộng các biện pháp kích thích sẽ vực dậy các hoạt động kinh tế.

Nhu cầu quặng sắt từ ngành thép Trung Quốc sắp tới sẽ tăng mạnh. Trong khi đó, nguồn cung trên toàn cầu năm nay dự báo vẫn tiếp tục bị thắt chặt, mặc dù sản lượng của hãng Vale dự báo tăng lên.

Nguồn cung quặng sắt của một số nhà cung cấp giá rẻ vẫn tiếp tục hạn hẹp, thiếu cung năm nay sẽ lên tới 27 triệu tấn.

Sản lượng của các công ty khai thác ở Australia năm nay dự kiến sẽ chỉ tăng nhẹ, nên thị trường vẫn chỉ trông chờ chủ yếu vào nguồn cung của Vale.

Westpac dự kiến sản lượng thép thô toàn cầu sẽ tăng khoảng 5% trong năm nay, với sản lượng tăng 2% tại Trung Quốc; đồng thời dự báo nhập khẩu quặng sắt vào Trung Quốc sẽ tăng 4% trong năm 2021, sau khi tăng 12% trong năm 2020.

Kỳ vọng trái phiếu tăng đang làm giảm nhu cầu đầu tư đối với các tài sản bền vững như vàng, và kỳ vọng lạm phát tăng đã không thu hút được các nhà đầu tư.

Sự phục hồi của tài sản rủi ro tiếp tục cải thiện dựa trên tin tức về vắc-xin và kỳ vọng tăng trưởng, và điều đó có thể làm mất đi sức hấp dẫn của thiên đường trú ẩn như vàng.

Doanh số bán bất động sản hàng ngày của Trung Quốc đang tăng lên và kết hợp với sự phục hồi toàn cầu, triển vọng cho các nhà xuất khẩu thép của Trung Quốc trông rất mạnh mẽ. Tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy thép tăng trở lại đang khuyến khích sản xuất, do đó, nguồn cung quặng sắt có thể sẽ bị hạn chế cho đến năm 2021.

BSC dự báo đà tăng năm 2020 được duy trì nhưng sẽ có tốc độ chậm lại.

Ngân Hà

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.