FLC: Hiện tượng bất thường trên thị trường bất động sản và chứng khoán

(NTD) - Dù mới “chân ướt, chân ráo” vào thị trường bất động sản nhưng CTCP Tập đoàn FLC (FLC) đã gây được tiếng vang lớn khi liên tục công bố những dự án “siêu khủng”. Bên cạnh đó, FLC cũng có lịch sử tăng vốn đến chóng mặt.

Tăng vốn chóng mặt

Tiền thân của FLC là Công ty TNHH Trường Phú Fortune được thành lập năm 2001 với số vốn điều lệ 18 tỷ đồng. Ngày 9/12/2009, công ty này đổi tên thành CTCP Đầu tư tổng hợp CRV rồi CTCP FLC (20/1/2010) và cuối cùng là CTCP Tập đoàn FLC (22/11/2010) như hiện nay.

Cổ phiếu FLC giao dịch lần đầu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vào ngày 5/10/2010 với khối lượng 10 triệu cổ phiếu. Sau đó, cổ phiếu này chuyển sàn niêm yết sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với ngày 5/8/2013 là ngày giao dịch đầu tiên, khối lượng niêm yết 77,18 triệu cổ phiếu. Thời gian lên sàn chứng khoán chưa đầy 5 năm, FLC đã tăng vốn điều lệ lên gần 53 lần từ 100 tỷ đồng lên 5.298,7 tỷ đồng. Trong các đợt tăng vốn này, đa số FLC bán cổ phiếu cho cổ đông, đối tác chiến lược, phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Từ một doanh nghiệp với quy mô nhỏ, quá trình tăng vốn chóng mặt của FLC đã gây được tiếng vang trong giới bất động sản và trên thị trường chứng khoán. Quy mô của FLC cũng nhanh chóng vượt qua rất nhiều công ty lớn trên thị trường bất động sản.

FLC hiện tượng bất thường trên thị trường bất động
Quá trình tăng vốn chóng mặt của FLC

M&A đất vàng và đầu tư dự án khủng

Là một công ty bất động sản non trẻ nhưng FLC có được những dự án mà nhiều doanh nghiệp trong ngành đều mơ ước. Hai năm trở lại đây, đơn vị này liên tục “thâu tóm” đất vàng, đất kim cương và trình làng hàng loạt dự án hoành tráng từ Bắc chí Nam.

Năm 2014, FLC công bố M&A hàng loạt dự án đình đám tại Hà Nội như: FLC Complex Tower tại 36 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm; FLC Star Tower tại Hà Đông; FLC Garden City tại Nam Từ Liêm. Mới đây nhất là FLC Twin Towers tại 265 Cầy Giấy với tổng mức đầu tư 5.200 tỷ đồng.

Tại Thanh Hóa, FLC có các dự án FLC Complex Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng; Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn với tổng mức đầu tư 11.488 tỷ đồng. Tại Khánh Hòa, dự án BT xây dựng trung tâm hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa trị giá 7.000 tỷ đồng, FLC sẽ được tỉnh này giao quỹ đất tại Khu trung tâm đô thị - thương mại - dịch vụ - du lịch Nha Trang và trụ sở các cơ quan hành của tỉnh khi dời về trung tâm hành chính mới.

Ngoài ra, FLC còn sở hữu hàng loạt khu công nghiệp (KCN) như: KCN Tam Dương II, Vĩnh Phúc rộng 185 ha, KCN Hòn La II tại Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình rộng 171,7 ha, KCN Chấn Hưng, tỉnh Vĩnh Phúc rộng 169 ha với mức đầu tư 4.000 tỷ đồng.

Theo phương án phát hành cổ phiếu huy động 1.543,6 tỷ đồng từ cổ đông trong năm 2014 của FLC để tài trợ các dự án tại Sầm Sơn, Thanh Hóa thì vốn đầu tư của chủ sở hữu tại những dự án này chưa đến 30% tổng số vốn cần đầu tư. Hầu hết những dự án bất động sản của FLC đều hướng đến các dịch vụ cao cấp. Đây là lĩnh vực kinh doanh chịu khá nhiều rủi ro bởi biến động của nền kinh tế. Đặc biệt, với số vốn đầu tư chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ làm cho mức độ rủi ro càng tăng lên. Điều này cho thấy có thể FLC đang mạo hiểm với tiền cổ đông của mình bằng những dự án khủng.

FLC hiện tượng bất thường trên thị trường bất động
FLC Complex (36 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Bất thường biến động giá cổ phiếu

Cổ phiếu FLC được niêm yết lần đầu trên HNX. Tuy nhiên, cổ phiếu FLC mới thực sự bùng nổ khi chuyển sàn giao dịch từ HNX sang HOSE luôn trở thành cổ phiếu hot trên thị trường về khối lượng lẫn giá trị giao dịch. Bình quân mỗi ngày có 10.270.240 cổ phiếu FLC được sang tay với giá trị bình quân 111,6 tỷ đồng/phiên. Theo một chuyên viên môi giới chứng khoán, FLC là một trong nhưng cổ phiếu được nhóm nhà đầu tư lớn anh đang quản lý ưa thích lướt sóng. Anh còn nhận định có nhiều “đội lái” lái cổ phiếu này. Chuyên gia chứng khoán MBA Trần Trọng Quí cũng cho rằng cổ phiếu FLC chỉ phù hợp với việc lướt sóng, mỗi thời điểm sẽ có một mức giá phù hợp.

Mặc dù giao dịch sôi động nhưng từ đầu năm đến nay cổ phiếu này lại mang nổi buồn cho nhà đầu tư khi giảm 11,63%, chỉ còn 8.100 đồng/cổ phiếu mặc dù trong giai đoạn đó thị trường bất động sản khởi sắc, hàng loạt cổ phiếu trong ngành tăng giá như NTL tăng 6,6%, KDH tăng 10,1%, VIC tăng 14,2%, PDR tăng 41,1%, DXG tăng 60%...

FLC đã tạo ra một hiện tượng hiếm có trên thị trường chứng khoán và bất động sản. Dù trong hoàn cảnh rất khó khăn của nền kinh tế và thị trường bất động sản nhưng doanh nghiệp này vẫn huy động được một số vốn rất lớn. Là một công ty non trẻ nhưng lại có được những dự án mà doanh nghiệp nhiều năm trong ngành cũng phải mơ ước. Trên thị trường, cổ phiếu này cũng đặc biệt được ưa thích với thanh khoản và sóng lớn.

FLC bị báo chí “tố” bán chui

Từ 21/7-5/8, Báo Lao động đưa tin dự án FLC Garden City chưa giải phóng mặt bằng đã bán chui! Dự án bị chính quyền đình chỉ vì vi phạm trật tự xây dựng và với người dân khi chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng. Tuy vậy, chủ đầu tư FLC vẫn liều lĩnh rao bán trái phép căn hộ biệt thự và liền kề. Điều này dẫn tới nguy cơ hàng loạt khách hàng có thể gặp rủi ro khi trót bỏ tiền mua những “căn hộ bánh vẽ” của FLC.

Hàng trăm căn biệt thự và căn hộ liền kề thuộc dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn đang được FLC rao bán. Phần đất giao thông nội thị thuộc sở hữu nhà nước nhưng FLC lập chốt kiểm soát và rao bán như phần đất của mình. Cũng tại dự án này, đang xuất hiện tranh cải bao nhiêu ha đất rừng phòng hộ đã ra đi theo khu nghỉ dưỡng ở bãi biển đẹp nhất Việt Nam?

Thiên Ân

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.