“Được mùa” đấu giá đất, nên mừng hay lo?

Từ đầu năm đến nay, đấu giá đất đã mang về số tiền lớn cho nhiều địa phương, đặc biệt là các huyện ngoại thành ở Hà Nội.

Đấu giá đất đã mang về nguồn thu lớn cho các huyện ngoại thành Hà Nội. Ảnh minh họa.

Đấu giá đất đã mang về nguồn thu lớn cho các huyện ngoại thành Hà Nội. Ảnh minh họa.

Nhiều huyện “được mùa” đấu giá đất

Tiêu biểu, huyện Mê Linh đã tổ chức thành công 8 phiên đấu giá quyền sử dụng đất, thu ngân sách 780,82 tỷ đồng. Hoặc có thể kể tới như Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai thu 153 tỷ đồng, vượt gần 27 tỷ đồng so với giá khởi điểm khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 34 thửa đất. Ðại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh cho biết, năm 2024, huyện dự kiến đưa ra đấu giá khoảng 500 thửa đất trên địa bàn các xã, thị trấn để bổ sung nguồn vốn phục vụ các dự án nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, đầu tư xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu gắn với xây dựng xã lên phường, huyện thành quận. Các thửa đất chuẩn bị đấu giá được đầu tư hạ tầng đồng bộ, nằm ở các vị trí đẹp để “đón đầu” dự án đường Vành đai 4.

Không chỉ ở những huyện ven đô, từ đầu năm đến nay các huyện xa trung tâm như Phú Xuyên, Ba Vì… cũng tổ chức thành công nhiều phiên đấu giá đất. Theo đại diện Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, năm 2023, tổng số tiền thu được từ đấu giá trên địa bàn huyện gần 285 tỷ đồng, tương đương 177% so với kế hoạch, đã góp phần quan trọng bổ sung ngân sách để các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hạng mục, tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất cũng góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề về đất ở cho người dân, giải quyết nhiều tồn tại trong việc xét, cấp đất giãn dân trước kia. Năm 2024, huyện Ba Vì dự kiến tổ chức đấu giá tại chín dự án đấu giá, với số tiền thu về khoảng 1.170 tỷ đồng. Ðây sẽ là nguồn lực quan trọng để huyện và các xã triển khai các dự án đầu tư.

Bộ Xây dựng nhận định, nhiều địa phương đẩy mạnh tổ chức đấu giá đất nền tại các khu đô thị, khu dân cư mới mang đến tác động tích cực cho thị trường. Còn theo báo cáo thị trường bất động sản quý I/2024 và dự báo quý II/2024 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nhiều khu vực có lượng giao dịch đất nền tăng đột biến, nhất là những lô đất đã tách thửa. Ngày càng nhiều nhà đầu tư đi “săn” đất ở khu vực vùng ven các thành phố lớn.

Mức giá giao dịch thành công so với quý IV/2023 tăng khoảng 5%, trong đó riêng thị trường ven Hà Nội và gắn liền khu công nghiệp có mức tăng từ 10 đến 20%. Tuy nhiên, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cảnh báo người dân cần hết sức lưu ý để tránh hình thành các cơn “sốt ảo”, gây nguy cơ mất an toàn khi thị trường mới bước vào quá trình hồi phục.

đấu giá đất 2

Mừng lo đan xen

Điểm chung tại các địa phương có hoạt động đấu giá đất sôi động trong thời gian qua thường là những khu vực có quy hoạch hạ tầng mới. Hàng loạt thông tin các huyện lên quận hay việc triển khai các tuyến đường giao thông như vành đai 3,5, vành đai 4… ở Hà Nội đã đang thu hút nhiều sự chú ý đặc biệt của giới đầu tư.

Thực tế, đã có hàng loạt các trường hợp nhà đầu tư trúng đấu giá đất phải bỏ cọc. Đa số nguyên nhân xuất phát từ việc người trúng đấu giá không thực hiện được nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Ở góc độ nhà đầu tư, việc "bỏ cọc" là do người trúng trả giá cao khi thị trường "sốt". Nhưng khi thị trường trầm lắng, khả năng thanh khoản, cũng như "lướt sóng" không thực hiện được, khiến nhà đầu tư "bỏ cọc".

Theo đánh giá của giới chuyên gia bất động sản, đất đấu giá có lợi thế pháp lý rõ ràng, đấu giá xong là có sổ đỏ, hạ tầng có sẵn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần thận trọng để tránh đi vào những "vết xe đổ" trong quá khứ.

Đất đấu giá có nguồn cung ổn định, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người mua để ở hoặc người mua đầu tư lâu dài. Tuy nhiên, đất đấu giá khi định giá phải phù hợp, bám sát giá thị trường. Không thể dùng giá đã trúng khi thị trường "sốt" để vẫn áp dụng khi thị trường còn nhiều biến động như hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), cho rằng, việc bất động sản tăng giá mạnh trong bối cảnh nền kinh tế chưa thực sự thoát khỏi khó khăn, mới có dấu hiệu phục hồi, thu nhập của người dân vẫn chưa ổn định là dấu hiệu của bất thường, bong bóng. Có khả năng do một nhóm đầu cơ tạo thông tin nhiễu loạn, đẩy giá thị trường nhằm trục lợi.

Do đó, theo ông Đính, người mua cần tỉnh táo, lựa chọn sản phẩm kỹ càng trước khi quyết định. Tuyệt đối không lao theo các cơn sốt ảo để tránh những rủi ro không đáng có.

Cẩm Tú

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.