Thứ năm, 27/06/2024, 12:28 PM

Dược lâm sàng trong sử dụng thuốc: Nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân

(CL&CS) - Ngày 26/6/2024, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã diễn ra hội thảo “Dược lâm sàng trong sử dụng thuốc”. Đây là chủ đề khoa học nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động dược lâm sàng trong thực tiễn sử dụng thuốc tại các bệnh viện.

Hội thảo thu hút sự tham dự của các chuyên gia, giảng viên, dược sĩ, bác sĩ đến từ Trường Đại học Dược Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Phòng Nghiệp vụ Dược (Sở Y tế), Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm Hà Nội cùng các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội. Điều hành và chủ trì hội thảo có TS.BS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội và GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội.

syte2

Đánh giá về tầm quan trọng của việc hợp tác giữa Sở Y tế và Trường Đại học Dược Hà Nội, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế Hà Nội - TS.BS Nguyễn Đình Hưng cho biết, từ ngày 01/03/2022, Sở Y tế Hà Nội và Trường Đại học Dược Hà Nội đã ký kết hợp tác Sở - Trường. Đến nay, sau hơn 2 năm, sự hợp tác chặt chẽ giữa Sở - Trường đã mang đến nhiều thành công trong công tác dược lâm sàng của ngành y tế Hà Nội, từ đó góp phần đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng điều trị và phòng ngừa các sai sót y khoa.

448474380_1635725557261351_964547907103012787_n

Quang cảnh hội thảo “Dược lâm sàng trong sử dụng thuốc”

Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh sự hợp tác Sở - Trường trong thời gian tới tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dược lâm sàng; đào tạo, nâng cao năng lực cho dược sĩ và đội ngũ thực hiện công tác dược lâm sàng; các hỗ trợ chuyên sâu về dược lâm sàng trong bệnh viện.

so yte

Chia sẻ tại sự kiện, TS.BS. Nguyễn Thành Vinh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, cho biết, chủ đề của hội thảo lần này nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động dược lâm sàng trong việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong bệnh viện. Trong bối cảnh y học hiện đại, việc tối ưu hóa liệu pháp điều trị, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh là một thách thức lớn.

Dược lâm sàng không chỉ giúp chúng ta chọn lựa những liệu pháp phù hợp mà còn giúp theo dõi, quản lý và phòng ngừa những tác dụng phụ không mong muốn, nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

448613032_1228774301618077_2154757272055611005_n

Các đại biểu tham dự cùng trao đổi những tiến bộ mới trong nghiên cứu và ứng dụng dược lâm sàng trong sử dụng thuốc 

Chương trình diễn ra là sự gắn kết, trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của những người đã và đang công tác trong ngành y tế, cập nhật một số tiến bộ mới trong nghiên cứu và ứng dụng dược lâm sàng trong sử dụng thuốc. Với những báo cáo từ các chuyên gia đầu ngành, các báo cáo viên tại bệnh viện và thảo luận, đề ra những chiến lược cụ thể để nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

Thông qua hội thảo, đây là cầu nối để các ban ngành liên quan cùng nhau xây dựng được những nền tảng vững chắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của dược lâm sàng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, mang lại lợi ích thiết thực cho người bệnh và cộng đồng.

thuốc 2

Trình bày DPR trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, DSCKI Đặng Bảo Tuấn, chia sẻ, tuổi trung bình của bệnh nhân 66 ± 11,3; tuổi cao nhất là 89 tuổi, tuổi thấp nhất là 22 tuổi. Số năm mắc trung bình 6,4± 3,5 năm, lâu nhất là 14 năm, ngắn nhất là 1 năm. Bệnh mắc kèm chủ yếu là RLLP máu có 148 bệnh nhân chiếm 85,0%; và tăng HA có 93 bệnh nhân chiếm 53,4%.

DRP về lựa chọn thuốc không phù hợp theo hướng dẫn chiếm tỷ lệ lớn 93,3% trong đó việc lựa chọn thuốc kiểm soát đường huyết không phù hợp với hướng dẫn chiếm 54,3%; việc lựa chọn thuốc RLLP máu không phù hợp với hướng dẫn chiếm 45,7%; DRP chống chỉ định của thuốc (C1.2), DRP liều dùng (C3.1, C3.2); DRP thời điểm dùng thuốc không rõ ràng (C3.5) được phát hiện tuy nhiên chiếm tỷ lệ thấp (C1.2 và C3.5 chiếm 2,4%; C3.1 và C3.2 chiếm 1,9%). 

DSCKI Đặng Bảo Tuấn kiến nghị, cần tăng cường việc phối hợp giữa Dược sĩ và Bác sĩ để tối ưu hóa đơn thuốc giúp cá thể hóa điều trị cho từng bệnh nhân.

thuốc

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Đơn vị Dược lâm sàng - Thông tin thuốc, Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai, thông tin, kháng sinh dự phòng là hoạt động quan trọng trong công tác quản lý kháng sinh tại bệnh viện. Cụ thể, từ việc bắt đầu triển khai những loại phẫu thuật đơn giản trước tiên; Xây dựng phác đồ kháng sinh dự phòng dựa trên khảo sát thực trạng và tổng quan y văn (Lưu ý tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân chặt chẽ để đảm bảo tính thành công của chương trình); Triển khai thí điểm, đánh giá hiệu quả, duy trì và đánh giá tuân thủ phác đồ kháng sinh dự phòng.

Với quản lý kháng sinh ngoại khoa, bên cạnh triển khai kháng sinh dự phòng có thể triển khai can thiệp từng bước để giảm gánh nặng kháng sinh tĩnh mạch; Giảm thiểu số ngày sử dụng, chuyển đổi IV-PO...; Cần có sự phối hợp đa ngành: bác sĩ - điều dưỡng - dược sĩ trong triển khai quy trình,lưu ý sự phối hợp giữa Khoa Phẫu thuật & Phòng Mổ.

PGS.TS Nguyễn Thành Hải - Giảng viên cao cấp bộ môn Dược lâm sàng, Trường ĐH Dược Hà Nội, thông tin, khi áp dụng eGFR thực hành trên lâm sàng, cần lựa chọn công thức để đánh giá mức độ suy thận; Nhận định trên lâm sàng có thể do sai số phép tính, sai số ước tính MLCT(15%-30%); Hiệu chỉnh liều thuốc theo từng công thức khuyến cáo trên y văn...

Các chuyên gia cho biết, mục tiêu chính của hoạt động dược lâm sàng là thúc đẩy việc phát huy tối đa hiệu quả của thuốc dùng điều trị, giảm tối thiểu nguy cơ các tác dụng bất lợi trong điều trị, giám sát liệu trình, phác đồ điều trị cho từng đối tượng bệnh nhân. Đánh giá, cân nhắc giữa lợi ích - nguy cơ, hiệu quả - giá thành khi quyết định liệu trình điều trị. Giám sát các tác dụng không mong muốn của thuốc (ADR), báo cáo về Trung tâm ADR Quốc gia và Sở Y tế. Tư vấn cho người bệnh về dùng thuốc (khi xuất viện)...

Trong thời gian qua, để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, ngành Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp (nâng cao chất lượng khám bệnh, chẩn đoán, chăm sóc người bệnh...), trong đó có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Dược lâm sàng, thông tin thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh; người làm công tác Dược lâm sàng thường xuyên được cập nhật kiến thức, trao đổi kinh nghiệm mới liên quan đến sử dụng thuốc, hoạt động Dược lâm sàng tại các cơ sở y tế.

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông hiện đã và đang làm hết sức mình thực hiện tốt các chỉ đạo mục tiêu mà lãnh đạo Sở Y tế giao phó và chỉ đạo. Đồng thời hi vọng và khẳng định sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, kế thừa thành tích đã đạt được và phát huy đối đa cùng chung tay xây dựng Bệnh viện ngày càng vững mạnh, phát triển góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và Bệnh viện Đa khoa Hà Đông mãi là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của người dân.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Dược lâm sàng trong sử dụng thuốc: Nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân

Dược lâm sàng trong sử dụng thuốc: Nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 12:28

(CL&CS) - Ngày 26/6/2024, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã diễn ra hội thảo “Dược lâm sàng trong sử dụng thuốc”. Đây là chủ đề khoa học nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động dược lâm sàng trong thực tiễn sử dụng thuốc tại các bệnh viện.

Sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở

Sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở

sự kiện🞄Thứ ba, 25/06/2024, 14:26

(CL&CS) - BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 1903/BHXH-TT, gửi các đơn vị trực thuộc và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn truyền thông chuyên đề, nhân dịp kỷ niệm 15 năm Ngày BHYT Việt Nam 1/7.

Phú Yên: Nâng cao kỹ năng ứng dụng trí thông minh nhân tạo trong y khoa

Phú Yên: Nâng cao kỹ năng ứng dụng trí thông minh nhân tạo trong y khoa

sự kiện🞄Thứ hai, 24/06/2024, 15:46

(CL&CS) - Bệnh viện Đa khoa Phú Yên vừa phối hợp với Công ty CP Dược phẩm Imexpharm tổ chức sinh hoạt khoa học ứng dụng ChatGPT trong y khoa. Hoạt động này có sự tham gia của 120 bác sĩ, điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện và các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.