Dùng kíp nổ đặc biệt với lực tác động ‘êm’ như...1 bước chân, nước gần Việt Nam thành công xây dựng ga đường sắt cao tốc sâu nhất hành tinh ngay bên dưới Di sản thế giới
Nằm ở độ sâu 102m và bao phủ diện tích hơn 36.000m2, dự án hoàn thành trong sự ngỡ ngàng của cả thế giới.
Vào năm 2022, thế giới chứng kiến sự ra đời của tàu cao tốc tự lái đầu tiên nối liền hai thành phố Bắc Kinh và Trương Gia Khấu của Trung Quốc. Đáng chú ý, dự án giao thông này không chỉ nổi bật bởi công nghệ tự hành hiện đại, mà còn vì nó đi xuyên qua một kỳ quan kiến trúc nổi tiếng – ga Trường Thành Bát Đạt Lĩnh. Đây là một công trình đầy kỳ công và hiện đại, nằm sâu dưới lòng của Di sản thế giới Vạn Lý Trường Thành.
Ga Trường Thành Bát Đạt Lĩnh được hoàn thành vào năm 2019, là một trong những dự án mang tính biểu tượng của Trung Quốc. Để bảo vệ kết cấu của bức tường cổ hàng nghìn năm tuổi, nhà ga và tuyến đường sắt đã được xây dựng ở độ sâu 102m dưới lòng đất. Với diện tích hơn 36.000m2 và bao gồm ba tầng, đây được xem là nhà ga đường sắt cao tốc dưới lòng đất sâu nhất và rộng nhất thế giới.
Việc xây dựng một nhà ga phức tạp như vậy ngay dưới chân Vạn Lý Trường Thành là một thử thách không nhỏ. Theo CNN, các kỹ sư Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thiết kế và thi công hệ thống đường hầm dài 12km nằm sâu dưới lòng đất. Để đảm bảo không gây hư hại cho Di sản thế giới, đội ngũ kỹ sư đã sử dụng công nghệ nổ điện tử tiên tiến, cho phép họ kiểm soát chính xác thời gian và lực nổ.
Đây là lần đầu tiên công nghệ này được sử dụng ở Trung Quốc, cho phép công nhân duy trì vận tốc rung dưới 0,2 cm/giây. Nghĩa là, mỗi vụ nổ sẽ được tính toán chính xác tuyệt đối làm sao để đảm bảo không gây ra tác động mạnh hơn một bước chân trên Vạn Lý Trường Thành.
Dự án bắt đầu từ năm 2016 và hoàn thành sau ba năm. Tuyến đường sắt cao tốc đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Thủ đô Bắc Kinh đến Trường Thành Bát Đạt Lĩnh từ 1,5 giờ xuống chỉ còn 27 phút. Nhà ga Trường Thành Bát Đạt Lĩnh không chỉ là một công trình hiện đại mà còn rất tiện lợi cho du khách, khi chỉ cách ga cáp treo Trường Thành vài phút đi bộ và cách điểm khởi đầu Trường Thành Bát Đạt Lĩnh khoảng 800m. Nhà ga này cũng nổi tiếng với hệ thống thang máy dài thứ hai tại Trung Quốc, dài 88m và cao 42m.
Một yếu tố khác làm nên sự ấn tượng của tuyến đường sắt này chính là tàu cao tốc Fuxing. Đây là dòng tàu điện do Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc phát triển, hoạt động trên tuyến Bắc Kinh - Trương Gia Khấu dài 174km. Với khả năng di chuyển ở tốc độ tối đa 350 km/h, con tàu đã rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố, từ 3 giờ xuống còn 56 phút. Tàu Fuxing được trang bị hàng loạt công nghệ tiên tiến, từ khả năng tự khởi hành, dừng lại, đến việc điều chỉnh tốc độ tự động theo các giới hạn khác nhau giữa các ga.
Tàu có tám toa được tích hợp hệ thống tín hiệu 5G, đèn chiếu sáng thông minh và 2.718 cảm biến để thu thập dữ liệu thời gian thực, nhằm phát hiện và khắc phục mọi sự cố trong quá trình vận hành. Với những tính năng hiện đại này, Fuxing không chỉ là biểu tượng của sự phát triển công nghệ mà còn là minh chứng cho khả năng quản lý và vận hành của Trung Quốc trong lĩnh vực giao thông.
Nhìn chung, việc hoàn thiện dự án ga Trường Thành Bát Đạt Lĩnh và tuyến đường sắt Bắc Kinh - Trương Gia Khấu không chỉ đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành công nghệ vũ trụ và giao thông Trung Quốc mà còn thể hiện sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Sự phát triển này không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, phục vụ du lịch mà còn chứng minh sức mạnh kỹ thuật hiện đại bậc nhất của đất nước tỷ dân.
Bát Đạt Lĩnh - bức tường thành nổi tiếng nhất Vạn Lý Trường Thành Bát Đạt Lĩnh là đoạn tường thành nằm bên ngoài ngoại ô của thủ đô Bắc Kinh. Nơi này nằm cách quảng trường Thiên An Môn chừng 70km về phía Tây Bắc, được xây dựng vào năm 1505 dưới thời nhà Minh (1368-1644) do Hoàng đế Hồng Chí khởi xướng. Đây cũng là một trong 9 thành trì quan trọng của Vạn Lý Trường Thành từ thời nhà Minh, đồng thời là khu vực được bảo quản tốt nhất hiện nay. |
Thùy Dung
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.