Dữ liệu cũ
Thứ năm, 20/02/2014, 16:50 PM

Đủng đỉnh đối phó cúm gia cầm

– Tại Hà Tĩnh, cúm gia cầm có chiều hướng lây lan phức tạp nhưng chưa công bố dịch. Trong khi đó, các tỉnh ĐBSCL đã có hàng ngàn con gia cầm bị tiêu hủy sau khi ‘dính’ dịch…

Đủng đỉnh với dịch

Theo thông tin mà VietNamNet có được, từ ngày 12-19/2, tại các xã Cẩm Hòa,
Cẩm Quang (huyện Cẩm Xuyên) liên tục xuất hiện tình trạng gia cầm chết hàng loạt
tại 5 hộ dân.

Một số hộ gia đình đã tự ý tiêu hủy gia cầm mà không báo cho cơ quan chức
năng.

Đặc biệt, tại hộ ông Nguyễn Văn Thông ở xã Cẩm Quang, trước khi báo cáo sự
việc cho xã và cơ quan thú y, ông đã tự tiêu hủy 1.000 con gia cầm (500 con vịt,
400 con gà và 100 con ngan).

Thú y địa phương đã lấy mẫu gửi cơ quan thú y vùng III, kết quả số gia cầm
tại đây dương tính với H5N1.

Tiếp đó, ngày 17/2, cơ quan thú y và chính quyền đã tiến hành tiêu hủy 627
con gia cầm bị dịch tại xã Cẩm Quang.

Hiện tại hộ ông Nguyễn Văn Hiến (thôn 5), đàn gia cầm đang có triệu chứng bị
bệnh. Dự kiến trong chiều ngày 20/2, cơ quan chức năng sẽ tiến hành tiêu hủy 150
con gia cầm tại đây.

Tại xã Cẩm Hòa, tính đến ngày 19/2 số gia cầm ốm, chết buộc phải tiêu hủy là
746 con.

Như thế, đến thời điểm 20/2, tổng số gia cầm bị tiêu hủy tại huyện Cẩm Xuyên
là 1.373 con (chưa kể hàng nghìn gia cầm chết hộ dân tự tiêu hủy).

Trao đổi với VietNamNet, ông Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh cho
biết, hiện cơ quan chức năng vẫn chưa công bố dịch cúm gia cầm. Hiện đang cho xử lý triệt để tại các hộ có dịch và cập
nhật thêm tình hình.

Trong lúc đó, thực tế gia cầm bị chết và lây lan tại huyện Cẩm Xuyên là rất
phức tạp. Chỉ trong 1 tuần, số gia cầm chết đã lên tới hàng nghìn con, từ một hộ
dân đã lan rộng tới 5 hộ dân ở 2 xã.

Trong một diễn biến khác, tại tỉnh Thanh Hóa, mặc dù mới phát hiện dịch cúm
gia cầm ở xã Tân Trường (huyện Tĩnh Gia), tỉnh này đã công bố dịch cúm gia cầm
trên toàn tỉnh.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Thanh Hóa, từ ngày 16/2 trên địa bàn tỉnh đã xuất
hiện các ổ dịch cúm tại thôn Tam Sơn và thôn 8 xã Tân Trường, làm 361 con gia
cầm mắc bệnh.

Trước đó, đầu tháng 2, dịch cúm gia cầm cũng đã làm 186/354 con gia cầm của
hộ ông Lương Tú Hoàng ở thôn Kiếu, xã Anh Sơn, huyện Tĩnh Gia bị ốm chết, phải
tiêu hủy.

Kết quả xét nghiệm đàn gia cầm của gia đình ông Hoàng dương tính với vi rút
cúm A/H5N1.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch cúm gia cầm, ngày 19/2 Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa đã công bố dịch, đồng thời ban hành kế hoạch khẩn về việc
ứng phó khẩn cấp với các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang
người trên địa bàn tỉnh.

Buông lỏng giết mổ gia cầm 

Sáng 20/2, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lưu Phước Hậu – Phó Chi cục trưởng
Chi cục Thú y TP.Cần Thơ cho biết, dịch cúm A/H5N1 đang diễn biến hết sức phức
tạp tại địa bàn.

Tạm tính từ cuối tháng 12/2013 đến ngày 19/2/2014, trên địa bàn TP.Cần Thơ đã
có 5 điểm xảy ra dịch cúm A/H5N1 là huyện Phong Điền (có 3 điểm); Q.Bình Thủy (1
điểm) và Q.Ô Môn (1 điểm).

Ông Hậu nhấn mạnh, tổng số đàn gia cầm bị tiêu hủy lên đến trên 3.000 con,
chủ yếu là gà, có kết qủa dương tính với cúm A/H5N1.

Hiện có hơn 2.000 con vịt ở huyện Phong Điền đang được theo dõi, nằm trong
diện nếu dính cúm A/H5N1 cần được tiêu hủy.

Trong khi đó, theo ghi nhận, sau khi TP.Cần Thơ công bố là 1 trong 16 tỉnh
thành cả nước bị nhiễm cúm A/H5N1, khu vực bày bán, giết mổ gia cầm trên QL91B,
đoạn cầu Bà Bộ (Q.Ninh Kiều) mà VietNamNet đã phản ánh đã hoạt động cầm chừng
hơn.

Tại ‘điểm nóng’ buôn bán, giết mổ gia cầm này đã xuất hiện cán bộ Chi cục Thú
y mang bình xịt thuốc chống dịch ở khu vực gần sát cầu Bà Bộ. Tuy nhiên, người
trực tiếp phun thuốc không mang đồ bảo hộ, làm theo kiểu hình thức, đối phó.

“Biết đó là hình ảnh xấu, nhưng muốn giải quyết được dứt điểm cần phải
phối hợp giữa nhiều ngành. Riêng lực lượng của chúng tôi thì mỏng quá, có cán bộ
đến thì họ dẹp vào, khi không có thì lại bày ra bán…”
– ông Hậu bày tỏ.

Ông Hậu cũng thừa nhận, việc giết mổ gia cầm ở đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến dịch cúm lây lan sang các địa điểm khác.

Tại Hậu Giang, có 1.500 con gà của ông Lê Văn Thiện (ở ấp Phú Trí A, xã Phú
Tân, huyện Châu Thành) bị chết hàng loạt, sau khi có biểu hiện tím đầu, sưng
chân, xuất huyết…

Theo xác định ban đầu, gia chủ tự ý mua vắc-xin từ TP.Cần Thơ về tiêm mà
không thông báo cho ngành thú y.

Còn tại Vĩnh Long, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 3 huyện: Tam Bình; Vũng
Liêm; Trà Ôn và TX. Bình Minh khiến hơn 5.000 con gia cầm mắc bệnh và tổng số
gia cầm bị tiêu hủy gần là 13.000 con.

D.Tuấn – L.Anh -Q.Huy – CTV

Gà “vẫy”, tiết canh bán tràn lan mùa dịch Họp khẩn bàn cách phòng chống cúm gia cầm
Chống cúm gia cầm: Đau đầu vì dân quê xách gà lên phố
Vô tư giết mổ gia cầm cạnh biển cấm

Nguồn: vietnamnet.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.