Dữ liệu cũ
Thứ ba, 08/04/2014, 08:24 AM

Dưa hấu được mùa, người nông dân khóc, 3 Bộ trưởng nghĩ gì?

Việt Nam là nước 80% làm nông nghiệp. Thế nhưng, câu chuyện được mùa thu hoạch vẫn là nước mắt của người nông dân khi những nông sản của họ bị bán ra với giá rẻ… như bèo.

Đến bao giờ, Nhà nước mới có chính sách, công nghệ hỗ trợ cho người nông dân để dự báo, bảo quản sau mỗi vụ thu hoạch, để người nông dân không thất bát, mặc dù được mùa?

Một câu hỏi, 3 Bộ không lời đáp?

Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Nguyễn Quân đã từng trả lời trên chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” vào hồi tháng 6/2013, tức là cách đây gần 1 năm rằng, Bộ Khoa học công nghệ đang nghiên cứu và đưa vào Việt Nam công nghệ bảo quản tiên tiến nhất của Nhật Bản, Israel để đảm bảo cho nông dân có được sản phẩm có giá trị tối đa.

Riêng bảo quản rau quả hiện chúng ta đang hợp tác với đối tác của Nhật Bản và họ đã sẵn sàng chuyển giao công nghệ bảo quản cho Việt Nam. Đây là công nghệ rất hiện đại, với tổng vốn đầu tư lên tới 1 triệu USD. Sắp tới nếu thành công, tin rằng dưa hấu không chỉ bảo quản được vài tháng, thậm chí có thể bảo quản tới vài năm.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, khi dưa hấu được mùa, người nông dân bán tại ruộng cũng chỉ có 1.000 đồng/kg, nhưng vẫn ế ẩm, thậm chí phải cho trâu bò ăn thì vẫn chưa thấy công nghệ bảo quản mà Bộ Khoa học công nghệ nhắc đến.

Theo TS Kinh tế Phạm Chí Dũng, là nông dân, ai cũng mong các sản phẩm trộng trọt của mình được mùa. Nhưng thật trớ trêu, khi dưa hấu được mùa thì học lại… thả trôi sông, cho gia súc ăn, bởi giá bán chỉ được 1.000 – 2.000 đồng/kg.

Theo ông Dũng, người nông dân đã làm hết trách nhiệm của họ rồi. Câu chuyện còn lại là ở chính sách của Nhà nước, và cụ thể là chính sách dự báo đầu ra của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương.

Câu chuyện này không phải bây giờ mới xảy ra, mà đã kéo dài ít nhất 20 năm nay, và giờ gánh nặng sức ép luôn luôn thuộc về người nông dân chứ không phải nhà nước.

Buôn bán với thương lái Trung quốc như “cầm dao đằng lưỡi”

Dưa hấu các tỉnh Bình Định, Phú Yên được mùa, nhưng tiêu thụ trong nước giá thấp, phải tiêu thụ bằng con đường tiểu ngạch ở biên giới Trung Quốc. Cùng lúc đó, phía Trung Quốc lại cấm biên bốn trong năm cửa khẩu chính, chỉ chừa lại cửa khẩu Tân Thanh khiến hàng hóa bị ùn tắc không thể thông quan kịp.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định: Cách mua nông sản của Trung Quốc không những làm cho Việt Nam thiệt thòi mà nhiều khi còn gây khó bằng cách là có khi họ đưa giá lên rất cao mua ào ạt, rồi đùng một cái dừng lại không mua tiếp nữa, làm cho nông dân khi lỡ sản xuất ra rồi không làm thế nào được. Thế rồi những thủ tục khó khăn tạo ra ở biên giới cũng là những cách gây khó cho nông sản Việt Nam.

Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào Việt Nam làm ăn theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn trong xã hội cũng như gây thiệt hại cho người Việt Nam. Rất nhiều như chuyện họ đi nuôi tôm nuôi cá ở vung biển Khánh Hòa hoặc đi thuê người dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long rồi đi thu mua các loại rễ cây, thu mua sừng móng trâu bò..v..v.. những câu chuyện này gần như xuất hiện thường kỳ trên báo chí.

Được biết, 54% sản lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. Tuy vậy thị trường Trung Quốc được mô tả là bấp bênh không có tính ổn định.

HOÀI AN

Theo ĐSPL

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.