Độc đáo dàn nhạc ngũ âm Khmer Nam bộ
(NTD) - Trong kho tàng văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, âm nhạc có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần, văn hóa của người Khmer Nam bộ. Nói đến âm nhạc Khmer là phải nói đến dàn nhạc ngũ âm nổi tiếng! Bởi đây gần như là tinh hoa của một nền âm nhạc có truyền thống lâu đời, gắn bó với người Khmer qua các lễ hội lớn ở các đền chùa, trong phum sóc, khắp các tỉnh thành Nam bộ.
Người Khmer cư trú và sinh sống nhiều nhất là ở các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu... Do đó, những nơi này có rất nhiều đền chùa có quy mô hoành tráng và kiến trúc tinh xảo. Chùa chiền của người Khmer là nơi diễn ra những sinh hoạt cộng đồng như lễ hội, cúng kiếng, họp dân, nơi tu học, dạy nghề.
Ở các chùa lớn, danh tiếng của người Khmer Nam bộ hầu như đều có ban nhạc “ngũ âm” còn gọi “Pin Piet” để phục vụ các lễ hội.
Đồng bằng sông Cửu Long hằng năm đều có diễn ra triển lãm “Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ”. Thường có cả thảy 12 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam tham gia. Phần lớn những gian hàng triển lãm của các tỉnh, thành phố như Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ... đều có trưng bày đầy đủ “dàn nhạc ngũ âm” với những nhạc cụ được chế tác đẹp, tinh xảo...
![]() |
Đàn thuyền. |
Qua sự giới thiệu của những người phụ trách các gian hàng triển lãm, dàn nhạc ngũ âm của người Khmer Nam bộ gồm có: Bảy nhạc cụ khi diễn tấu tạo ra 5 âm thanh (ngũ âm). Cụ thể là đồng, sắt, gỗ, da và hơi, thể hiện bằng 7 loại nhạc khí khác nhau.
Nhóm âm thanh bằng tre, gỗ có Roneat -ek (đàn thuyền), Roneat-thung, bộ trống Sakhô-somphô, Sakhô-thôm, đàn Cò và bộ trống Sa-dăm. Các chất liệu bằng sắt hoặc đồng, gang như: Bộ cồng lớn và nhỏ Pét- Kuông-Thôn; Roneat-đek cho đến cây đàn Tà-khê, đàn Khưm. Loại nhạc khí thổi hơi với kèn Srô-Lây Tôck (kèn nhỏ) và Srô-Lây -Thung (kèn lớn)...
Có khá nhiều tư liệu mô tả hình dáng, cấu trúc, kỹ thuật sử dụng dàn nhạc ngũ âm. Theo tác giả Kim Phương (Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Sóc Trăng): Hai dàn cồng Cuông-tuôch và Cuông-thôm được làm bằng chất liệu đồng, mỗi cái gồm có 16 cái cồng nhỏ có núm, được kết lại với nhau tạo thành vòng có hình bán nguyệt. Khi diễn tấu, nhạc công sẽ ngồi bên trong vòng cong đó, dùng 2 dùi để gõ. Tùy theo độ lớn, nhỏ, dày, mỏng của từng quả mà phát ra âm thanh khác nhau.
![]() |
Dàn nhạc ngũ âm trong văn hóa dân gian Khmer Nam bộ. |
Nhạc cụ Roneat-ek gồm 26 thanh tre hoặc gỗ có hình chữ nhật dài khoảng 20cm, rộng khoảng 5cm được ghép với nhau thành một chuỗi dài, hai đầu được máng vào một thùng gỗ có một chân đỡ và nhạc cụ Roneat-thung. Nhạc cụ Roneat-đek được làm từ chất liệu sắt, gồm 26 thanh ghép lại. Trống Samphô có 2 mặt được bịt bằng da bò, khi diễn tấu, nhạc công dùng 2 tay vỗ vào mặt trống để tạo âm thanh và 2 trống lớn được bịt bằng da trâu và đặt cạnh nhau. Cuối cùng là kèn thổi hơi còn gọi là Srôlay pin piết (hoặc Srâylay rom) là loại kèn được làm bằng tre, ống kèn bằng loại gỗ quý.
Phần lớn các nhạc cụ của dàn nhạc ngũ âm đều được diễn tấu theo cách dùng vỗ chập chọe (chập chỏa) giữ nhịp, trong đó, trống Samphô được đánh bằng hai tay, còn trống lớn đánh bằng dùi, kèn thổi hơi.... Trong các nhạc cụ của dàn nhạc ngũ âm, Roneat-ek được xem là loại nhạc cụ chủ đạo và nó có vai trò dồn bè. Hiện nay, trong dàn nhạc ngũ âm bắt buộc phải có cặp đàn Roneat-ek, Roneat-thung, Cuông-tuôch, Cuông-thôm và cặp trống lớn thì mới hội đủ điều kiện diễn tấu.
Dàn nhạc ngũ âm của người Khmer đã có từ rất lâu đời, theo quy định cổ truyền thì dàn nhạc chỉ được sử dụng trong các ngày đại lễ tại chùa như: Lễ Cầu phước, Lễ Dâng bông... Do nhu cầu của cuộc sống xã hội, ngày nay nhạc ngũ âm đã được mở rộng phạm vi hoạt động, xuất hiện biều diễn trong các cuộc liên hoan mừng công và trình diễn trong các ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer.
![]() |
Các nhạc cụ trong dàn nhạc. |
Đối với gia đình có kinh tế thấp, khi có đám tang, thì dàn nhạc trống lớn sẽ đến phục vụ miễn phí. Riêng với gia đình khá giả thì dàn nhạc ngũ âm với đầy đủ nhạc cụ sẽ đảm đương toàn bộ nghi thức lễ tang cổ truyền cho gia chủ. Theo truyền thống của đồng bào Khmer, trong tất cả các lễ lớn ở chùa và ngày Tết như Sel Done-ta, Chnam Thmây, Ok Om Bok... hay Lễ Dâng y, lễ Dâng bông... cũng đều có mặt dàn nhạc ngũ âm hòa quyện âm sắc truyền thống. Hiện nay, nhạc ngũ âm trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong các phum, sóc của đồng bào Khmer.
Nghệ nhân Danh Thiên người có trên dưới 60 năm gắn bó mật thiết với nhạc ngũ âm ở chùa Sóc Bà Mai, xã Vị Thủy (Vị Thủy - Hậu Giang) trao đổi: “Muốn sử dụng tốt, nhuần nhuyễn các nhạc cụ của dàn nhạc ngũ âm, người sử dụng phải nắm được phương pháp hòa âm, phối khí, cùng với sự đam mê, sáng tạo mới có thể biểu diễn thành công. Tình hình hiện nay, trong các đội văn nghệ Khmer Nam bộ, các nhạc công chỉ truyền nghề lại cho nhau bằng cách học lóm, chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp nên chưa thể phát huy được tinh hoa, đặc sắc của dàn nhạc ngũ âm”.
Nếu có dịp, ta nên đến Ao Bà Om - một danh thắng của thành phố Trà Vinh hoặc công viên Hồ Nước Ngọt TP. Sóc Trăng vào đúng ngày lễ Ok Om Bok (lễ Cúng Trăng - Rằm tháng 10 âm lịch). Ta sẽ được thưởng thức trọn vẹn, thỏa thích âm thanh huyền hoặc của dàn nhạc ngũ âm dưới ánh trăng vàng nên thơ, mờ ảo bên bờ hồ, ao nước xanh biêng biếc, mênh mang, lãng mạn...
Dàn nhạc ngũ âm thể hiện nét đẹp văn hóa, nghệ thuật truyền thống và cũng là một sản phẩm du lịch hấp dẫn mà khách các nơi đến tham quan chùa chiền, lễ hội của người Khmer ở Nam bộ rất ưa thích, khám phá. Thiết nghĩ, mọi người và các ngành chức năng cần có sự phát huy, bảo tồn di sản văn hóa “nhạc ngũ âm” rất đặc sắc, độc đáo, đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Khmer như là những giá trị tinh thần mang tính cộng đồng, nhân văn và tiến bộ. |
Hoàng Thám
Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
sự kiện🞄Thứ bảy, 03/05/2025, 15:40
(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Đại bác rền vang, máy bay tung cánh mở đầu Đại lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
sự kiện🞄Thứ tư, 30/04/2025, 10:35
Tiếng đại bác vang rền trên bầu trời Thành phố mang tên Bác không chỉ là lời chào mừng Đại lễ 30/4 mà còn là biểu tượng cho tinh thần bất diệt của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, hòa bình và thống nhất đất nước.
Moloco: Việt Nam dẫn đầu toàn cầu trong việc đa dạng hóa chi phí thu hút người dùng
sự kiện🞄Thứ ba, 29/04/2025, 15:06
(CL&CS) - Các nhà phát hành ứng dụng di động Việt Nam phân bổ 75% ngân sách vào việc thu hút người dùng từ các thị trường khắp nơi, thay vì chỉ tập trung vào thị trường toàn cầu.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.