Doanh nghiệp Việt Nam chờ đợi khoản vay không có bảo lãnh của Chính phủ từ AFD

(NTD) - Với mục tiêu giới thiệu về đề xuất tài trợ của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) bằng các khoản vay không có bảo lãnh của Chính phủ, cùng những điểm mà AFD lưu ý khi cấp và triển khai loại hình tài trợ này, hội thảo kỹ thuật cho các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam phiên đầu tiên đã diễn ra vào ngày 15.3 tại Hà Nội.

Hội thảo được tổ chức bởi AFD và sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính Việt Nam. Hội thảo có sự tham gia của khoảng 20 cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước lớn như Tổng công ty Điện lực Việt Nam - EVN, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản - Vinacomin, Tổng công ty Dệt may Việt Nam - Vinatex, Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp - Sonadezi, Công ty Xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế - Huewaco, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn - Sawaco, Tổng công ty Thép Việt Nam - VnSteel.

Theo đó, Hội thảo tập trung vào việc giới thiệu đề xuất tài trợ của AFD bằng khoản vay không có bảo lãnh của Chính phủ; các quy định pháp luật của Việt Nam áp dụng cho tài trợ không có bảo lãnh của Chính phủ); phân tích các rủi ro liên quan đến doanh nghiệp mà AFD áp dụng và phương pháp xếp hạng của cơ quan; những điểm lưu ý của AFD trong cơ cấu của một khoản tài trợ không có bảo lãnh của Chính phủ (các biện pháp bảo đảm, điều kiện về hệ số tài chính…).

hoi thao1

Đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan phát triển Pháp (AFD) chủ trì buổi Hội thảo

Tại Hội thảo, ông Đoàn Xuân Hiệu, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản - Vinacomin cho biết, Tập đoàn Vinacomin dựa vào 100% vốn của Nhà nước, hoạt động trên các lĩnh vực khai thác than, khoáng sản, điện và hóa chất. Hàng năm, tập đoàn cần nguồn vốn đầu tư lớn lên tới 1,5 tỷ USD, trong khi đó, nguồn vốn của Chính phủ ngày càng hạn chế do nợ công, vì vậy, việc doanh nghiệp tự tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài là vô cùng quan trọng. Sắp tới, Vinacomin mong muốn có thể vay được khoản tiền 35 triệu EURO từ AFD để thực hiện dự án liên quan đến môi trường của tập đoàn. Dự án này thành công sẽ góp phần cải thiện môi trường khai thác khoáng sản và nâng cao chất lượng sống của người dân vùng ven các mỏ khai thác khoáng sản.

hoi thao
Ông Đặng Quyết Tiến, Vụ trưởng Vụ Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính trình bày tại buổi Hội thảo

Ông Hoàng Phương, chuyên viên Ban Tài chính, Tập đoàn Điện lực (EVN) cũng chia sẻ: "Nhu cầu đầu tư vào các dự án của EVN rất lớn, mỗi năm cần tới nguồn vốn từ 3 - 4 tỷ USD. Bên cạnh nguồn vốn từ nhà nước, Tập đoàn cần huy động các nguồn vốn đa dạng từ bên ngoài. Do nhu vầu vốn cao, nên việc vay vốn trong nước gặp nhiều khó khăn. Việc tìm kiếm nguồn vốn vay bên ngoài cần Chính phủ bảo lãnh thuận lợi hơn nhưng lại tạo ra nợ công, vì vậy EVN mong muốn tiếp cận nguồn vốn không cần bảo lãnh của Chính phủ từ AFD vì nguồn vốn này có nhiều điều kiện thuận lợi cho tập đoàn.

Là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được vay 100 triệu USD từ AFD, đến nay, Tập đoàn điện lực Việt Nam đã xử dụng gần hết số vốn này. "Chúng tôi mong AFD tiếp tục cho EVN vay thêm nguồn vốn mới để thực hiện các dự án khác của tập đoàn". ông Phương nói. 

Phát biểu tại Hội thảo, ông Đặng Quyết Tiến, Vụ trưởng Vụ Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết: "Trong khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với 8 doanh nghiệp lớn có mặt tại buổi Hội thảo sẽ cùng trao đổi, đàm phán và giúp đỡ những doanh nghiệp này tiếp cận, vay thành công nguồn vốn không có bảo lãnh của Chính phủ từ AFD".

Là một đơn vị Nhà nước, AFD đã hoạt động từ hơn 70 năm nay để chống lại đói nghèo và tạo thuận lợi cho sự phát triển các nước Nam Bán cầu và các vùng hải ngoại thuộc Pháp. AFD triển khai chính sách hợp tác phát triển của Pháp. Có mặt tại bốn lục địa và hoạt động tại hơn 90 nước, AFD tài trợ và hỗ trợ cho các dự án cải thiện điều kiện sống của người dân, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và bảo vệ hành tinh.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, AFD đã cam kết tài trợ hơn 1,6 tỷ EUR ở Việt Nam cho 81 dự án. Việt Nam là một trong những nước đối tác hàng đầu của AFD. Sự hỗ trợ của cơ quan, ban đầu chỉ dành cho lĩnh vực phát triển nông thôn, đã được mở rộng với việc hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng lớn trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông, cấp thoát nước và xử lý nước thải. Hiện tại, chiến lược của AFD xoay quanh 3 định hướng: phát triển đô thị bền vững; hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất để tăng cường trách nhiệm về xã hội và môi trường; chống biến đổi khí hậu.

Thông tin chi tiết về người tiêu dùng, độc giả có thể tham khảo tại đây

Hương Giang

Bình luận

Nổi bật

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

Tình trạng mất cân đối cung – cầu khiến tình trạng thiếu hụt nhà ở giá rẻ tại TP.HCM ngày càn trầm trọng hơn. Dự báo trong tương lai gần, giá nhà ở tại TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao, người dân TP.HCM sẽ ngày càng khó tiếp cận nhà ở.

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

(CL&CS)- Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Chưa hết khó, ngày bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi vẫn còn xa?

Chưa hết khó, ngày bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi vẫn còn xa?

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

Những khó khăn về điều kiện pháp lý, nguồn vốn, niềm tin của nhà đầu tư đang kìm hãm sự phục hồi của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Trong khi những phân khúc khác đã phát đi những tín hiệu tích cực thì riêng phân khúc này vẫn “nằm im”.