Doanh nghiệp từng do thiếu gia Bùi Cao Nhật Quân làm Chủ tịch, đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng

Thiếu gia Bùi Cao Nhật quân của nhà Novaland khá kín tiếng trên thương trường.

CTCP Bất động sản BNP Global công bố thông tin bất thường về việc hoán đổi trái phiếu thành tài sản khác của mã trái phiếu BNPCH2123002.

Theo đó, cập nhật có thêm 1 số trái chủ đồng ý hoán đổi 50.000 trái phiếu tương ứng giá trị 5 tỷ đồng sang tài sản khác. Như vậy sau hoán đổi, BNP Global vẫn nợ hơn 2.083 tỷ đồng đối với lô trái phiếu này. Đây là lần thứ 2 trong tháng 7 BNP Global thông báo về việc trái chủ đồng ý hoán đổi tài sản khác.

Trước đó đầu tháng 7/2023 một số trái chủ cũng đã đống ý đổi 56,22 tỷ đồng trái phiếu sang tài sản khác. Tuy vậy con số 61 tỷ đồng trái phiếu đồng ý hoán đổi chỉ chiếm chưa đến 3% đối với toàn bộ lô trái phiếu quá hạn này của BNP Global.

BNP Global nợ quá hạn 2.600 tỷ đồng trái phiếu trước hoán đổi

Trên thực tế BNP Global có 2 lô trái phiếu trị giá 500 tỷ đồng và 2.100 tỷ đồng. Đối với lô trái phiếu 500 tỷ đồng BNPCH2123001 phát hành ngày 7/6/2021 đáo hạn ngày 7/6/2023. Lô trái phiếu này có trái chủ là một tổ chức tín dụng. Hai bên đàm  phán phương án mang 58.73 triệu cổ phiếu SGB là tài sản thế chấp ra bán. Nếu được thông qua, một lượng lớn cổ phiếu SGB sẽ tung ra thị trường thời gian tới. Lô trái phiếu này phát hành nhằm huy động vốn hợp tác kinh doanh dự án Thành phố Aqua.

Lô trái phiếu BNPCH2123002 trị giá 2.100 tỷ đồng phát hành ngày 4/10/2021 và đáo hạn vào 4/6/2023.

Cả 2 lô trái phiếu này đều đã quá hạn, BNP Global chưa thu xếp được tiền thanh toán, và đang từng bước đàm phán với trái chủ.

Khó khăn chồng chất khó khăn khi BNP Global cũng đang kinh doanh bết bát. Năm 2021 và 2022 đều thua lỗ liên tiếp, trong đó năm 2021 lỗ 67 tỷ đồng và năm 2022 lỗ gần 21 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đến 31/12/2022 đạt 979 tỷ đồng.

Chỉ tiêu

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

Vốn chủ sở hữu

500

979

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu

5,22 lần (2.610 tỷ đồng)

2,66 lần (2.604 tỷ đồng)

Dư nợ trái phiếu

2.600 tỷ đồng

2.604 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế

-67,7 tỷ đồng

-20,9 tỷ đồng

Thông tin bất ngờ về BNP Global: Từng do thiếu gia Bùi Cao Nhật Quân làm chủ tịch

BNP Global có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, là một trong những doanh nghiệp do bà Võ Thị Kim Khoa, sinh năm 1982 đứng tên làm người đại diện. Loạt công ty do bà Kim Khoa đứng tên hiện cũng đang kinh doanh thua lỗ, nợ trái phiếu chồng chất.

Tuy vậy bà Kim Thoa mới tiếp quản BNP Global chưa lâu. Thông tin bất ngờ nhất là BNP Global trước đây do thiếu gia nhà Novaland (NVL) – ông Bùi Cao Nhật Quân - làm Chủ tịch HĐQT.

Vị thiếu gia nhà Novaland trước nay khá kín tiếng trên thương trường. Ông tham gia kinh doanh trong hệ sinh thái Nova từ lâu, giữ nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt. Tuy vậy thông tin vị thiếu gia này đứng tên ở các doanh nghiệp “được cho” là ngoài hệ sinh thái Nova thì không nhiều.

BNP Global thành lập tháng 1/2014 do ông Bùi Cao Nhật Quân, sinh năm 1982 làm Chủ tịch HĐQT. Địa chỉ trụ sở chính trùng với địa chỉ thường trú của ông Bùi Cao Nhật Quân, tại số 315 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Cổ đông sáng lập, ngoài ông Bùi Cao Nhật Quân sở hữu 33% vốn điều lệ, còn có ông Vương Tôn Anh (33%), có CTCP Diamond Properties (34%)  Nguyễn Hiếu Liêm (0%).

Sau đó, tháng 7/2014 BNP Global thay đổi thông tin, ông Nguyễn Hiếu Liêm và Vương Tốn rút khỏi danh sách cổ đông sáng lập, thay vào đó là bà Cao Thị Ngọc Sương sở hữu 33% vốn.

Tuy vậy cơ cấu cổ đông sau đó được thay đổi, Diamond Properties sở hữu 99,7% vốn điều lệ, bà Ngọc Sương và ông Nhật Quân mỗi người chỉ còn đứng tên 0,15% vốn.

Tháng 9/2016 BNP Global có thay đổi lớn, bà Bì Mai Vy, sinh năm 1990, lúc đó 26 tuổi, lên là Chủ tịch HĐQT thay ông Nhật Quân. Tuy vậy danh sách cổ đông sáng lập không thay đổi. Tháng 11/2016 bà Phạm Thị Cúc lên thay.

Tháng 6/2019 BNP Global có thay đổi thông tin, trong đó giới thiệu rõ hơn, ngoài bà Phạm Thị Cúc là Chủ tịch HĐQT, thì danh sách người quản lý còn rất dài, trong đó có bà Nguyễn Thị Thanh Hiền (1982), có ông Bùi Minh Trí (1951), có bà Huỳnh Phương Thảo (1966) và có cả ông Bùi Đạt Chương.

Đáng chú ý, từ khi thành lập đến năm 2020, dù ông Bùi Cao Nhật Quân rút lui khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT, song địa chỉ trụ sở chính vẫn để tại 315 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - địa chỉ thường trú của ông Quân. Đến tháng 11/2020 mới có thông tin BNP Global đổi địa chỉ đăng ký trụ sở chính về khu Sunrise City, khu South Tower.

Tháng 5/2021 BNP Global có thay đổi thông tin, trong đó ghi nhận bà Võ Thị Kim Thoa (sinh năm 1982) làm Chủ tịch HĐQT. Danh sách những người quản lý khác vẫn giữ nguyên như trên, vẫn có sự hiện diện tên ông Bùi Đạt Chương. Đây cũng là thời điểm BNP Global bắt đầu cho các đợt phát hành 2 lô trái phiếu nêu trên.

Tháng 9/2022 BNP Global có thông tin thông báo đã tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng. Điều này cũng có nghĩa, giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11/2021 khi BNP Global lần lượt phát hành 2 lô trái phiếu tổng giá trị 2.600 tỷ đồng, thì vốn điều lệ công ty vẫn đang ở mức 500 tỷ đồng. Tại sao 1 doanh nghiệp vốn điều lệ 500 tỷ đồng có thể huy động trái phiếu 2.600 tỷ đồng?

Bí ẩn danh tính bà Võ Thị Kim Thoa

Bà Võ Thị Kim Thoa không chỉ được nhắc tới tại BNP Global với khoản nợ trái phiếu 2.600 tỷ đồng, mà còn nhiều công ty khác. Trước đó Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Ngọc Minh do bà Kim Thoa làm Chủ tịch HĐQT, sở hữu 99,98% vốn điều lệ, công bố thông tin định kỳ về tài chính năm 2022. Thông tin cho biết tại thời điểm cuối năm 2022 vốn chủ sở hữu của Ngọc Minh còn 63,4 tỷ đồng. Nợ phải trả gấp 21,9 lần vốn chủ sở hữu, lên 1.390 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu gấp 11,8 lần vốn chủ sở hữu, lên 750 tỷ đồng.

Lô trái phiếu của Bất động sản Ngọc Minh tổng giá trị 1.300 tỷ đồng, phát hành tháng 6/2019, đáo hạn vào tháng 6/2023 vừa qua. Trước đó Ngọc Minh đã mua lại trước hạn 550 tỷ đồng, số còn lại 750 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán và công ty chưa thu xếp được nguồn.

Ngọc Minh thành lập tháng 10/2014, chỉ sau BNP Global 6 tháng. Công ty do ông Bùi Đạt Chương là người đại diện thep pháp luật, vốn điều lệ 6 tỷ đồng, do ông Bùi Đạt Chương sở hữu 99,8% vốn điều lệ. Ngoài ra còn 2 thành viên góp vốn Nguyễn Thị Cẩm Nhung và Trương Ngọc Minh.

Tháng 6/2016 bà Nguyễn Thị Cẩm Nhung lên làm Chủ tịch HĐQT, thay thế sở hữu 99,9% vốn điều lệ BĐS Ngọc Minh. Tháng 12/2017 bà Lê Nguyễn Diễm My thay bà Cẩm Nhung tiếp quản phần vốn góp, sở hữu 99,97% vốn điều lệ Ngọc Minh, rồi sau đó tiếp quản luôn chiếc ghế Chủ tịch HĐQT.

Suốt quá trình đó, địa chỉ trụ sở chính vẫn giữ nguyên như thời ông Bùi Đạt Chương. Đến tháng 3/2018 mới thay đổi địa chỉ trụ sở chính.

Tháng 2/2021 bà Võ Thị Kim Thoa lên làm Chủ tịch HĐQT Bất động sản Ngọc Minh, đồng thời tiếp quản số cổ phần từ bà Diễm My.

Cập nhật mới nhất tháng 11/2022 Bất động sản Ngọc Minh có vốn điều lệ 350 tỷ đồng. Vậy do đâu Ngọc Minh có thể huy động thành công lô trái phiếu 1.300 tỷ đồng vào tháng 6/2019?

Thủy Trúc

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.