Doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu riêng lẻ nếu vi phạm pháp luật

(CL&CS) - Đây là một trong những quy định mới về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được quy định trong Nghị định 65/2022/NĐ-CP.

Chiều nay (19/9), Bộ Tài chính đã tổ chức Họp báo chuyên đề giới thiệu Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Theo đó, Nghị định mới đã bổ sung quy định về hồ sơ chào bán trái phiếu, gồm: kết quả xếp hạng tín nhiệm theo các trường hợp và lộ trình thực hiện như quy định đối với chào bán trái phiếu ra công chúng (từ 1/1/2023); hợp đồng ký kết với đại diện người sở hữu trái phiếu trong trường hợp chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân; xác nhận của ngân hàng thương mại về việc mở tài khoản nhận tiền mua trái phiếu.

Bộ Tài chính họp báo cung cấp thông tin về Nghị định số 65/2022 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153. (Nguồn ảnh: Nguoiduatin)

Nghị định mới cũng yêu cầu trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành, trong đó bổ sung quy định doanh nghiệp phải mua lại trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (có phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật.

Trước và sau khi phát hành, doanh nghiệp phải có công bố thông tin về khả năng đảm bảo thanh toán, báo cáo kiểm toán tình hình tài chính và kiểm toán tình hình sử dụng vốn theo mục đích phát hành đã được công bố. Bổ sung quy định tài sản bảo đảm của trái phiếu phải được định giá và đăng ký biện pháp bảo đảm…

Theo Bộ Tài chính, Nghị định mới cũng nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư, bổ sung các quy định để tăng tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư cá nhân khi mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, hạn chế tối đa nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ gian lận để mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Cụ thể, việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bằng danh mục chứng khoán phải đảm bảo danh mục nắm giữ có giá trị trung bình từ 2 tỷ đồng tối thiểu trong vòng 180 ngày bằng tài sản của nhà đầu tư, không bao gồm tiền vay.

Khi mua trái phiếu, nhà đầu tư phải đọc, hiểu và ký văn bản xác nhận đã tiếp cận đầy đủ các tài liệu về trái phiếu dự kiến mua và hiểu biết pháp luật, chấp nhận rủi ro về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp); tổ chức cung cấp thông tin và tổ chức xác nhận tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cùng ký xác nhận lên văn bản này về việc đã cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ cho nhà đầu tư.

Nhà đầu tư không được phép bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Nghị định 65 cũng bổ sung quy định nhằm tăng cường tính minh bạch và tuân thủ pháp luật của các tổ chức cung cấp dịch vụ: đại lý phát hành là công ty chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp phép hoặc ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp phép; tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành phải xác nhận về việc doanh nghiệp phát hành đã nhận đủ tiền thu từ phát hành trái phiếu…

Với việc ban hành quy định mới về phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị các chủ thể tham gia thị trường cần tuân thủ quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo tính trung thực của hồ sơ chào bán trái phiếu, sử dụng vốn đúng mục đích, có trách nhiệm.

Đối với các nhà đầu tư cá nhân, trước khi tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cần tự đánh giá bản thân phải có đủ năng lực để đánh giá được đầy đủ rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, không nên mua trái phiếu thông qua chào mời mà không tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu hoặc chỉ mua trái phiếu vì lãi suất cao.

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho hay, song song với việc triển khai các quy định tại nghị định, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các giải pháp. Điều này nhằm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp an toàn, minh bạch, bền vững thông qua các giải pháp về rà soát, hoàn thiện khung pháp lý.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Nhà đầu tư có xu hướng gom đất vùng ven nhờ dư địa tăng trưởng tốt

Nhà đầu tư có xu hướng gom đất vùng ven nhờ dư địa tăng trưởng tốt

sự kiện🞄Thứ ba, 18/02/2025, 14:14

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhìn nhận, giá BĐS trung tâm tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM ngày càng cao, đạt đến mức kỷ lục, làm việc đầu tư trở nên khó khăn hơn. Điều này buộc các nhà đầu tư có nguồn lực tài chính không mạnh phải tìm kiếm những thị trường vùng ven.

Sau Tết, lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm, dòng vốn sẽ tìm đến bất động sản để đầu tư?

Sau Tết, lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm, dòng vốn sẽ tìm đến bất động sản để đầu tư?

sự kiện🞄Thứ ba, 18/02/2025, 08:50

Đầu tháng tháng 2/2025, lãi suất tiền gửi nhiều ngân hàng ghi nhận giảm chủ yếu xuất phát từ thanh khoản dồi dào sau Tết, nhu cầu tín dụng giảm, chính sách tiền tệ nới lỏng và chiến lược tối ưu hóa chi phí vốn của ngân hàng. Từ đó, nhiều ý kiến cho rằng việc các ngân hàng giảm lãi suất có thể sẽ thu hút dòng vốn chuyển sang các kênh đầu tư khác, trong đó bất động sản thường là ưu tiên.

Đánh thuế theo thời gian sở hữu bất động sản sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường?

Đánh thuế theo thời gian sở hữu bất động sản sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường?

sự kiện🞄Thứ ba, 18/02/2025, 08:50

Bộ Tài chính vừa đề xuất nghiên cứu quy định thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ.