Doanh nghiệp kỳ vọng vào quan điểm phát triển kinh tế thị trường hiện đại

(NTD) - Xây dựng quốc gia khởi nghiệp, tiến tới kinh tế thị trường hiện đại, áp dụng kỷ luật thị trường đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đó là một số tư tưởng chỉ đạo về kinh tế của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, GS-TS Vương Đình Huệ.

Xây dựng Quốc gia khởi nghiệp

GS-TS Vương Ðình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết: Hiện nay ở nước ta mới có hơn 500.000 doanh nghiệp đăng ký, chúng ta đang mong muốn cuối năm 2020 cả nước sẽ có 2.000.000 doanh nghiệp. Muốn có một số lượng doanh nghiệp như vậy, phải có chính sách, một trong số đó là chúng ta phải làm cho khu vực đầu tư trong nước khá lên và thiết thực hơn.

Theo GS-TS Vương Đình Huệ, Ban Kinh tế Trung ương đã nghiên cứu xong Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam”, tới đây sẽ phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí để chuyển tải một số kết quả nghiên cứu của đề án này.

20160309 - Phải áp đặt kỷ luật thị trường đối với
GS-TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Lê Châu

“Chúng ta phải thúc đẩy tinh thần quốc gia khởi nghiệp và có những chính sách rất cụ thể để thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia, gắn với việc triển khai mạnh mẽ việc thực hiện Luật Ðầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi”, GS-TS Vương Đình Huệ nói.

GS-TS Vương Đình Huệ chia sẻ: Chúng ta phải có chính sách làm cho doanh nghiệp dân tộc mạnh lên. Xây dựng được một triết lý của văn hóa của doanh nghiệp dân tộc. Ở đây đừng có phân biệt doanh nghiệp to hay nhỏ, Nhà nước hay tư nhân, đã là doanh nghiệp Việt Nam đó là của người Việt Nam. Một tinh thần khởi nghiệp quốc gia cần phải được thổi vào hồn các doanh nghiệp một cách trách nhiệm, tự hào, tin tưởng.

Phải tiến tới kinh tế thị trường hiện đại

Theo GS-TS Vương Đình Huệ, cần có chính sách làm cho doanh nghiệp dân tộc mạnh lên, trước hết phải tạo môi trường kinh doanh chung thuận lợi mà ai cũng được hưởng; phải hành xử với nhau theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, lấy hiệu quả và chất lượng là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.

Để thúc đẩy khu vực kinh tế trong nước và cả khu vực FDI thì việc quan trọng đầu tiên là chúng ta phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

“Phải rút ngắn khoảng cách quy định trên văn bản và thực thi, phải áp đặt kỷ luật thị trường cho tất cả doanh nghiệp. Đó là tác động theo chiều ngang - cách tác động tốt nhất ở mọi quốc gia. Thứ hai, chúng ta phải tác động theo chiều dọc, tức là tác động chính sách đến từng loại hình doanh nghiệp”, GS-TS Vương Đình Huệ nói.

Hiện đại ở đây là phải có thị trường gồm trình độ, quy mô, cơ cấu và thể chế. Thể chế này phải đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Lấy ví dụ, bây giờ muốn xử lý nợ xấu cho thực chất thì phải có thị trường mua bán nợ. Muốn có thị trường mua bán nợ thì phải phát triển các định chế tài chính.

“Tôi sang Israel, họ bảo rằng, chúng tôi không 4 nhà như các ông đâu, chúng tôi 5 nhà cơ. Tôi hỏi nhà thứ 5 là nhà gì, họ bảo là nhà môi giới. Bên kia bao giờ một doanh nghiệp cũng có một nhà môi giới bên cạnh.

Khi tôi gặp ông chủ tịch tập đoàn đăng ký gặp tôi, tự nhiên gặp ông chủ tịch tập đoàn thứ hai, tôi bảo “hai ông này ông nào mẹ, ông nào con” hay như thế nào? Ông bảo chả ông nào con, ông nào mẹ hết, ông này là nhà đầu tư cho Việt Nam còn tôi là người lập dự án đầu tư tại Việt Nam. Tôi là nhà môi giới và nghề này ở Israel rất phát triển. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thời gian đâu mà lập dự án đầu tư, việc này có các chuyên gia chuyên nghiệp họ làm”, GS-TS Vương Đình Huệ kể.

BT land Saigon 6-11-2015 CC_V7P6605
GS-TS Vương Đình Huệ: "Chúng ta phải thúc đẩy tinh thần quốc gia khởi nghiệp và có những chính sách rất cụ thể để thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia". Ảnh: Trần Phong

Áp đặt kỷ luật thị trường đối với doanh nghiệp nhà nước

GS-TS Vương Đình Huệ cho biết trong năm 2015, Ban Kinh tế Trung ương đã hoàn thành Đề án “Tiếp tục đổi mới và cải cách khu vực DNNN”. Một trong những nội dung quan trọng của đề án là giải quyết vấn đề đại diện chủ sở hữu đối với DNNN theo hướng hạn chế, đi đến xóa bỏ vai trò đại diện chủ sở hữu DNNN của các Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Song song đó là tiến tới thành lập một cơ quan chuyên trách để làm nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu của DNNN. “Cơ quan chuyên trách đó mô hình như thế nào? cách vận hành ra sao? chúng tôi đã nêu ra vài phương án. Lựa chọn phương án nào là do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội sẽ xem xét quyết định”, GS-TS Vương Đình Huệ nói.

Cho dù phải còn tính toán thêm, nhưng tinh thần đó đã được nêu trong Kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa X về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và cũng đã được đưa vào văn kiện Đại hội XII của Đảng.

Vấn đề tiếp theo là phải áp đặt kỷ luật thị trường đối với DNNN, nâng cao năng lực quản trị của DNNN, tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả quá trình cổ phần hóa và thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo nguyên tắc thị trường.

“Đây là các giải pháp mà chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, GS-TS Vương Đình Huệ cho biết.

Đăng Bình

 

Bình luận

Nổi bật

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 14:05

(CL&CS) - Đón nhận nhiều phản hồi tích cực từ các vận động viên ở mùa giải 2023, ANTA Sports Vietnam sẽ tiếp tục là nhà tài trợ Kim cương của giải chạy VPBank Hanoi International Marathon 2024 (VPIM 2024). Theo đó, ANTA sẽ tài trợ độc quyền toàn bộ hơn 15.000 áo đấu chuyên nghiệp.

MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp

MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:59

(CL&CS) - Lựa chọn cách xuất hiện không ồn ào với chiến lược “hữu xạ tự nhiên hương” để các sản phẩm tự chứng minh giá trị và thuyết phục khách hàng, MIK Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với hàng ngàn sản phẩm đã được bàn giao tới khách hàng.

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:40

(CL&CS) - Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.