Doanh nghiệp địa ốc “núp bóng” ngân hàng để đánh bóng tên tuổi

(NTD) - Nhiều doanh nghiệp địa ốc, sàn giao dịch bất động sản có tên gọi na ná hoặc mới nghe qua như có “gốc gác” với các ngân hàng uy tín nhằm tạo sự lầm tưởng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp bất động sản này không có liên quan gì đến ngân hàng.

2
Các chuyên gia khuyến cáo người mua nhà cần thẩm định kỹ năng lực của chủ đầu tư để tránh rủi ro, chứ không nên cảm tính lựa chọn dựa vào tên thương hiệu.

Thấy sang bắt quàng làm họ

Hiện nay trên thị trường bất động sản, những cái tên như Techcomreal, Viettin Real, VPReal, Vietcomland, Vietcomreal, PV ComLand… mới nghe qua khiến nhiều người cho rằng đây là những công ty con hoặc có mối quan hệ mật thiết với các ngân hàng như: Vietcombank, VietinBank, Techcombank, VPBank... Tuy nhiên trên thực tế, đây là những sàn giao dịch bất động sản và hầu hết những sàn này không có liên quan đến các ngân hàng trên.

Trong hệ thống ngân hàng thì Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được biết đến như là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước thuộc top đầu trên thị trường. Trong khi đó, cái tên CTCP Đầu tư Việt Tin (Viettin Real) xuất hiện trên thị trường khiến nhiều người lầm tưởng và nghĩ rằng đây là công ty thành viên của VietinBank hoặc ngân hàng này góp vốn để kinh doanh bất động sản. Thế nhưng ViettinBank khẳng định họ hoàn toàn không dính dáng gì đến công ty này.

Tương tự, Công ty TNHH VPReal Sài Gòn (VPReals) cũng có tên gọi rất giống với tên VPBank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) không chỉ về cách phát âm mà cả biểu tượng logo cũng giống. Hiện nay, VPBank có 3 đơn vị thành viên là: VPBank Securities, VPBank AMC và VPBank Finance chứ không có thành viên nào có tên VPReals.

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) bị khá nhiều công ty nhái tên là Techcomreal và cùng hoạt động trong lĩnh vực địa ốc. Nhưng CTCP Bất động sản Techcomreal là cái tên được thị trường biết nhiều nhất. Đại diện công ty bất động sản này cũng khẳng định, doanh nghiệp của họ không có liên hệ gì với Techcombank.

Techcombank cho biết, ngoài hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, họ còn góp vốn trong các lĩnh vực chứng khoán, quản lý nợ - khai thác tài sản, quản lý quỹ... Bên cạnh đó, trong 8 công ty mà ngân hàng góp vốn đầu tư cũng không có tên Techcomreal.

Một “tân binh” mới xuất hiện trên thị trường địa ốc TP.HCM mới đây là CTCP Đầu tư Phương Việt (PV ComLand). Có thể thấy, chủ đầu tư rất khéo léo trong việc nhái thương hiệu để dễ tạo sự liên tưởng cho khách hàng với Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank). Thực tế, không hề có sự liên quan giữa hai đơn vị này.

Vietcombank, có lẽ là cái tên ngân hàng bị “vay mượn” nhiều nhất. Trên mạng, một trang môi giới, giao dịch bất động sản hoạt động công khai nhiều năm nay mà không có sự liên quan gì đến Vietcombank. Một tên tuổi khác, là Vietcomreal thậm chí có logo, màu sắc gần giống Vietcombank. Đây là thương hiệu của CTCP Địa ốc Việt (Vietcomreal). Đại gia bất động sản này được thành lập năm 2007, khi đó vốn điều lệ ban đầu của Vietcomreal là 100 tỷ đồng, trong đó Vietcombank góp 11 tỷ đồng (tương ứng 11% vốn). Đến năm 2015, ngân hàng này đã thoái toàn bộ vốn tại Vietcomreal và không còn sự liên quan nào giữa hai bên.

Hiện nay, không chỉ bắt chước theo tên gọi của các ngân hàng mà rất nhiều công ty môi giới bất động sản còn thấy sang bắt quàng làm họ, đặt tên giống với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài ngành khác.

 

1

Các doanh nghiệp địa ốc, sàn giao dịch bất động sản đã “dựa hơi” các thương hiệu lớn để xây dựng thương hiệu cho mình.

“Ốc mượn hồn”

Các doanh nghiệp địa ốc và sàn giao dịch bất động sản đã “đội lốt” các thương hiệu lớn vì họ là những doanh nghiệp non trẻ, nhỏ, quy mô hoạt động còn hạn chế và chưa có chỗ đứng trên thị trường, cũng như chưa xây dựng được thương hiệu như các doanh nghiệp đi trước.

Các chuyên gia bất động sản ví von tình trạng này giống “ốc mượn hồn”!

Họ làm vậy chỉ để dễ dàng kinh doanh hơn hoặc chỉ để làm thương hiệu. Điều này dễ dẫn đến gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi thực hiện giao dịch.

Trên thực tế, việc đặt tên công ty gây nhầm lẫn dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp thương hiệu. Nguyên nhân là các doanh nghiệp đặt tên công ty mình nhưng lại quên đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và bị người khác “đánh cắp”. Bên cạnh đó, do chưa đăng ký kinh doanh và pháp luật không cấm nên nhiều công ty nhỏ thường ăn theo mà không sợ bị xử lý.

Theo TS. Bùi Quang Tín, Luật Các tổ chức tín dụng quy định rõ các tổ chức tín dụng không được kinh doanh lĩnh vực bất động sản, các ngân hàng và tổ chức tín dụng thoái vốn ra khỏi các doanh nghiệp bất động sản. Vì vậy, các thương hiệu na ná ngân hàng hoàn toàn không liên quan gì đến các ngân hàng và không thể bảo chứng cho năng lực của doanh nghiệp bất động sản. Người mua nhà cần thẩm định kỹ năng lực của chủ đầu tư, công ty môi giới để tránh rủi ro chứ không nên cảm tính lựa chọn dựa vào tên thương hiệu.

Để hạn chế tranh chấp, nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp nên sử dụng biện pháp bảo hộ. Còn đối với người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi giao dịch để tránh nhầm lẫn và nguy cơ tiền mất tật mang!

Tấn Lợi

50
 

Bình luận

Nổi bật

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 14:23

(CL&CS) - Vietcombank, Techcombank, BIDV, VietinBank và MB là những ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong quý 1/2024. Lợi nhuận trước thuế của top 5 chiếm đến 52,3% tổng lợi nhuận của 27 ngân hàng niêm yết.

Chiến tướng đời đầu VinFast kể cuộc gọi định mệnh với tỷ phú giàu nhất VN Phạm Nhật Vượng: 'Lúc đó tôi nói rằng mình làm gì có cửa mà trong 2 năm đã làm ra được xe'

Chiến tướng đời đầu VinFast kể cuộc gọi định mệnh với tỷ phú giàu nhất VN Phạm Nhật Vượng: 'Lúc đó tôi nói rằng mình làm gì có cửa mà trong 2 năm đã làm ra được xe'

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 08:17

Những thành công vang dội của VinFast không thể thiếu sự đóng góp to lớn của vị lãnh đạo này.

Đồng Nai: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng và giao dịch trên sàn thương mại điện tử

Đồng Nai: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng và giao dịch trên sàn thương mại điện tử

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 20:44

(CL&CS) - Trong vài năm gần đây, thị trường thương mại điện tử ở Đồng Nai ngày càng được mở rộng. Sự đa dạng về mô hình, đối tượng tham gia, quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số.