Dữ liệu cũ
Thứ năm, 10/03/2016, 07:00 AM

Doanh nghiệp bất động sản tự “cứu” mình trước Dự thảo sửa đổi Thông tư 36

(NTD) - Những quy định “siết” tín dụng vào thị trường bất động sản của Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 dự kiến sẽ có hiệu lực đầu năm 2017, lo ngại kế hoạch kinh doanh ảnh hưởng, một số doanh nghiệp bắt đầu chiến lược "thoát" khỏi sự lệ thuộc vào nguồn vốn của các ngân hàng thương mại.

Năng lực yếu “sợ” Thông tư 36

Theo dự thảo, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, thay vì 60% như hiện nay. Với tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng giảm từ 200% xuống còn 80%. Đối với ngân hàng hợp tác xã giảm từ 60% xuống 40%. Ngoài ra, các khoản vay bất động sản chậm trả cũng bị xếp vào nhóm có hệ số rủi ro đến 250% thay vì 150% như hiện nay. Việc siết tín dụng như trên khiến các doanh nghiệp bất động sản đứng ngồi không yên.

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) phải lên tiếng: “Không nên sửa đổi Thông tư 36 thời điểm hiện nay”. Theo HoREA, thị trường bất động sản vừa hồi phục, nếu sửa đổi lúc này sẽ gây khó cho thị trường. Bởi phần lớn doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc vốn vay ngân hàng và huy động từ khách hàng. Trong khi đó, vốn huy động từ khách hàng chủ yếu từ tín dụng ngân hàng.

Mặc dù vậy, đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, Thông tư 36 có điểm tích cực lớn đó là thanh lọc lại thị trường bất động sản, loại bỏ được những dự án không hiệu quả. Tuy nhiên, họ mong muốn Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát có lộ trình, điều tiết từ từ, không phải là áp dụng ngay, có thể gây sốc cho thị trường dẫn đến sụp đổ, gây hỗn loạn cho nền kinh tế.

Theo nhận định của chuyên gia bất động sản, việc sửa đổi Thông tư 36 sẽ khiến hai đối tượng “e ngại” nhất đó là người đầu cơ bất động sản và chủ đầu tư có năng lực tài chính yếu kém. Đây là hai đối tượng dễ đẩy thị trường bất động sản phát triển không lành mạnh và hình thành bong bóng, nếu không có chính sách và biện pháp quản lý hữu hiệu. Chính vì vậy, đối với những đơn vị có tiềm lực mạnh, ít phụ thuộc vào ngân hàng, biết tìm những dòng vốn mới thì không cần quá lo ngại.

20160218164221-a62e_wm
Dự án The Golden Star sắp được Hưng Lộc Phát giới thiệu ra thị trường trong bối cảnh Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 sắp có hiệu lực

Tự giải cứu

Ông Nguyễn Dư Lực, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Xây dựng và Sản xuất Hưng Lộc Phát, nhận định: “Nếu doanh nghiệp chủ động thì việc siết tín dụng sẽ không bị ảnh hưởng”.

Thậm chí ông Nguyễn Dư Lực khẳng định: ”Hưng Lộc Phát không lo ngại với Thông tư 36” lý do “Công ty không phải phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng nên khi có siết tín dụng, Hưng Lộc Phát cũng không bị ảnh hưởng”.

Ông Nguyễn Dư Lực tự tin dẫn chứng, chưng cư Hưng Lộc Phát 1 ở Nhà Bè triển khai trong bối cảnh thị trường khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn giao nhà đúng tiến độ. Còn dự án Hưng Phát 2, khách hàng chỉ phải thanh toán 20% giá trị căn hộ, 80% thanh toán sau khi nhận nhà.

Theo ông Nguyễn Dư Lực, cách làm của công ty chậm mà chắc, không đầu tư dàn trải. Làm dự án nào, tập trung tất cả nguồn lực tài chính và con người để chăm chút cho dự án đó nhằm gây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng. Thực tiễn đã chứng minh, doanh nghiệp càng ít lệ thuộc vào tín dụng càng dễ xây dựng giá trị bền vững. Đây là lý do dự án Hưng Phát 1, Hưng Phát 2 đều được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.

Bất chấp việc Thông tư 36 có hiệu lực khi nào, ông Nguyễn Dư Lực cho biết, sắp tới chúng tôi sẽ công bố ra thị trường dự án The Golden Star tại quận 7 có quy mô 26 tầng, đơn vị này cam kết 478 căn hộ với giá rẻ hơn các dự án cùng khu vực từ 2-3 triệu đồng/m2.

Còn đối với một số doanh nghiệp khác, họ cũng bắt đầu đưa ra những chiến lược và kế hoạch mới trước những thay đổi của Thông tư 36. Tập đoàn Novaland là một ví dụ, đơn vị này cho biết, năm 2016 sẽ hạn chế tối đa mua dự án mới, chỉ những dự án đẹp mới mua nhằm kiểm soát dòng tiền tốt hơn. Trong khi đó, một số đơn vị khác như An Gia, Phúc Khang, Phát Đạt... sẽ tận dụng dòng vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài để giảm bớt sự lệ thuộc vào vốn vay ngân hàng.

Các chuyên gia bất động sản cho rằng, ngoài nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp địa ốc cần tìm kiếm, hợp tác với các quỹ đầu tư, phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược để phát triển các dự án quy mô lớn, nguồn vốn đầu tư lớn, khi đó Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 sẽ không còn ảnh hưởng nhiều đến chi phí tài chính của doanh nghiệp.

Nguyên Vũ

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.